Cơ hội tuyệt vời cho thủy sản, da giày

Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa khoảng 90% số dòng thuế, tương đương trên 90% kim ngạch thương mại.
Cơ hội tuyệt vời cho thủy sản, da giày
Ngành thủy sản có triển vọng xuất khẩu nhiều hơn vào châu Âu

Cũng theo Hiệp định Thương mại tự do (FTA) này, có những mặt hàng số dòng thuế được gỡ bỏ tương đương đến 100% kim ngạch xuất khẩu, như thủy sản và da giày.

Toàn diện, “dễ thở”

Trở về từ lễ ký kết chính thức FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), khẳng định đây là hiệp định được đánh giá toàn diện, tức là không chỉ quan tâm và thực hiện các cam kết liên quan đến biểu thuế hàng hóa như các hiệp định trước đây mà còn chú ý đến nhiều yếu tố khác như: thuận lợi hóa thương mại, cam kết về đầu tư…

Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng điểm quan trọng nhất trong các FTA này chính là độ sâu của các cam kết. “Hai bên cam kết mở cửa cho nhau 90% dòng thuế, tương đương 90% kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng đáng nói là đều tập trung vào những mặt hàng ưu tiên và đặc biệt có lợi thế. Do đó, hiệp định bảo đảm lợi ích sâu cho cả hai bên vượt qua cả ý nghĩa của con số 90% nói trên” - ông Hải bình luận.

Cụ thể, với mặt hàng thủy sản, đối tác mở cho Việt Nam tới 95% dòng thuế, trong đó 71% dòng thuế được xóa bỏ ngay lập tức sau khi hiệp định có hiệu lực. Đáng nói, số lượng 71% dòng thuế này đã tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường liên minh.

Mặt hàng da giày được cắt giảm 77% dòng thuế (73% được cắt bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa là 5 năm) cũng tương đương gần như 100% kim ngạch xuất đi… “Mức độ mở cửa rất lớn nếu so với các hiệp định khác, như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chẳng hạn, chỉ đạt được trên 50% dòng thuế là đã mỹ mãn rồi. Đó là chưa kể đến mức độ ưu tiên trong từng mặt hàng được mở cửa bởi hai bên có cơ cấu mặt hàng bổ sung cho nhau và đều có nhu cầu nhập khẩu của nhau lớn” - ông Hải nhận xét.

Hiệp định mang lại một nội dung đàm phán rất thuận lợi, đó là sự nới lỏng của nguyên tắc xuất xứ. Yêu cầu xuất xứ đối với dệt may chỉ dừng lại ở “cắt và may”, phù hợp với nền sản xuất của Việt Nam rất nhiều nếu so với nguyên tắc “từ sợi trở đi” của TPP. Hàng nông nghiệp cũng cho phép nhập khẩu nguyên liệu từ nước khác, đặc biệt là cá ngừ và tôm. Hàng da giày chỉ yêu cầu mũ giày được sản xuất ở những nước trong hiệp định, các phần khác được nới lỏng…

Thành hay bại là do chúng ta

Hiện kim ngạch hàng hóa từ Việt Nam chỉ chiếm 0,3% kim ngạch nhập khẩu của các nước trong liên minh. Bộ Công Thương cho biết sau khi hiệp định có hiệu lực, dự kiến mỗi năm tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 bên sẽ tăng khoảng 18%-20%, nâng kim ngạch tuyệt đối từ mức 2,7 tỉ USD hiện nay theo số liệu của Việt Nam (3,7-4 tỉ USD theo số liệu của Liên minh kinh tế Á - Âu) lên 10 tỉ USD vào năm 2020.

Tuy nhiên, cả cơ quan quản lý cũng như giới chuyên gia đều cho rằng thành tích đó sẽ không dễ đạt được nếu như doanh nghiệp (DN) không nhận diện được những thách thức và đường lối thâm nhập thị trường cụ thể.

Khoảng cách địa lý là khó khăn không nhỏ của DN khi tiếp cận thị trường. Vụ trưởng Đặng Hoàng Hải nêu: “DN Việt mới chỉ quen đường đưa hàng hóa sang các thị trường như Liên minh châu Âu nhưng lại chưa có kinh nghiệm. Các công ty muốn làm ăn được phải chú ý khảo sát thật kỹ con đường vận chuyển. Nếu ta không tìm được đường cũng như tìm được đối tác vận chuyển hợp lý thì chi phí vận tải rất lớn, thậm chí còn triệt tiêu luôn lợi thế của việc giảm thuế”.

Ngoài ra, trong khối này cũng có nhiều nước không nằm trong Tổ chức Thương mại thế giới nên hàng rào kỹ thuật, các quy định về hải quan… sẽ có điểm khác biệt đối với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, trước đây mặt hàng hải sản chúng ta đã có một số vướng mắc với Nga khi họ yêu cầu kiểm tra vi khuẩn yếm khí mà thực ra quy định chung trên quốc tế không có.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam khi làm các lô hàng nhỏ thì quản lý được chất lượng nhưng lô hàng lớn thì chất lượng lại thường “có vấn đề” dẫn đến mất đơn hàng, bạn hàng.

TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại, cho rằng với hiệp định này, Nga sẽ là thị trường trọng điểm được DN Việt Nam hướng tới bởi quy mô và tính chất dẫn dắt thị trường của nó. Đặc biệt, DN xuất khẩu thủy sản sẽ tìm được nhiều hơn cơ hội đưa sản phẩm sang thị trường truyền thống này. “Việc ký kết sẽ giúp thuế quan giảm từ 10% xuống 0% và đặc biệt các dòng thuế cắt giảm ngay lại nằm chính ở những mặt hàng mà chúng ta đã và đang xuất đi. Lợi thế là vậy nhưng DN không nhanh chóng tìm đường xâm nhập thì sẽ bỏ lỡ cơ hội. Tôi lấy ví dụ đã có công ty xuất khẩu thủy sản liên kết với ngân hàng thành lập liên doanh với Nga để đầu tư sản xuất ngay tại Nga. Các DN khác cũng nên học tập” - TS Phạm Tất Thắng nói.

Theo Người Lao động
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động