Còn nhiều khó khăn

Chính phủ Myanmar đang nhắm đến việc mở rộng cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay đầu tư trực tiếp và kinh doanh thương mại ở thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn.
Hiện nay 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar đều phải nhập khẩu.

Hiện nay 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar đều phải nhập khẩu.

CôngThương - Đầu tư trực tiếp: còn phải thăm dò, thuyết phục

Nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế tám năm thay vì năm năm như trước, được thuê đất trong vòng 50 năm (thay cho 30 năm), không bị hạn chế mức vốn góp tối đa. Doanh nghiệp đầy đủ thủ tục sẽ được cấp phép đầu tư trong vòng hai tuần, thay cho sáu tháng như trước... Hàng loạt những sửa đổi dự kiến trong Luật Đầu tư nước ngoài của Myanmar được đánh giá sẽ là bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Myanmar.
Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã có khảo sát và chuẩn bị làm ăn ở thị trường giàu tài nguyên và còn ở dạng tiềm năng này. Thông tin từ Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar (AVIM) cho biết, ít nhất trong bốn năm gần đây, đã có hàng chục cuộc thăm dò thị trường chính thức và rất nhiều các cuộc thăm dò thị trường Myanmar riêng lẻ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề... Nhưng từ cơ hội đến hiện thực kinh doanh vẫn còn là một chặng đường dài.

Lãnh đạo một tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu ở phía Bắc nói với TBKTSG rằng, ông và các cộng sự đã bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, thăm dò thị trường Myanmar từ bốn năm nay để đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (thép, xi măng) hay trồng cây công nghiệp. Ông cho biết tiềm năng tiêu thụ tại chỗ của thị trường này rất lớn do 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng phải nhập khẩu nhưng kể cả khi Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, doanh nghiệp vẫn phải đối diện với hàng loạt các thủ tục rườm rà.

Ngành du lịch đang thiếu khách sạn

Hiện nay tại các thành phố lớn ở Myanmar như Yangon, tình hình thiếu phòng khách sạn từ ba sao trở lên khá phổ biến, đặc biệt là trong mùa cao điểm (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Lượng khách quốc tế đến Myanmar tăng trung bình hơn 20%/năm và hiện đang ở mức thấp (khoảng 330.000 trong năm 2011).
(Nguồn: Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar)

Một lãnh đạo công ty du lịch ở Myanmar cho biết, ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar hiện nay, các cơ quan công quyền bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng và đóng cửa lúc 3 giờ rưỡi chiều, quá ít thời gian để giải quyết công việc. Hiện nay, giấy phép nhập khẩu được cấp cho từng chuyến hàng, hạn ngạch xuất khẩu cũng không dễ và nhất là điều kiện thanh toán còn rất nhiều khó khăn (thanh toán phải qua ngân hàng thứ ba ở Singapore). Trong khi đó, đối với doanh nghiệp, sự chậm trễ đồng nghĩa với chi phí và tiền bạc tăng lên, sẽ phải cân nhắc so sánh với các hình thức kinh doanh, đầu tư ở thị trường khác.

Nếu các doanh nghiệp kiên trì bám trụ thị trường từ buổi đầu để chờ đợi những thành công lớn hơn thì họ cũng phải đối mặt với sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chủ yếu chưa qua đào tạo và hệ thống pháp lý đang trong giai đoạn chỉnh sửa nên không ổn định.

Phải thừa nhận rằng các nhà đầu tư Trung Quốc hiện đang có một vị trí quan trọng hàng đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Myanmar. Các công ty Trung Quốc nhắm đến đầu tư lớn ở các lĩnh vực: dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai khoáng, thủy điện và xem thị trường Myanmar như một kênh dẫn tài nguyên và năng lượng về Trung Quốc. Rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam cũng quan tâm đến các lĩnh vực này, tương tự như khi họ bước chân sang thị trường Lào hay Campuchia. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay là một thách thức.

Vị chủ tịch tập đoàn nói trên phân tích, các dự án đầu tư FDI dạng này đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian đầu tư kéo dài do những khó khăn và rủi ro của thị trường. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư trong nước còn khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đổ vào Myanmar một lượng vốn lớn.

Kinh doanh thương mại: dòng chảy chưa xuôi

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Myanmar đã sớm ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (năm 2000), Hiệp định chống đánh thuế hai lần (2000), Hiệp định thương mại (1994) song thực tế cánh cửa vào thị trường 60 triệu dân này vẫn chưa mở.

Thăm dò của Tổng công ty Đạm Phú Mỹ cho thấy nhu cầu tiêu thụ phân bón qua kênh thương mại là rất lớn, khoảng 400.000-500.000 tấn/năm và dự báo tương lai sẽ cần 1 triệu tấn/năm. Nhưng hầu hết số phân bón được nhập khẩu về Myanmar là từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch, con đường chính ngạch vấp phải các rào cản về thủ tục hành chính và giấy phép cho từng chuyến hàng...

Ở ngành kinh doanh thép, số liệu được Thương vụ Việt Nam tại Myanmar công bố năm 2011 cho thấy, các doanh nghiệp thép đã xuất khẩu được vào thị trường này 23 triệu đô la Mỹ. Nhưng vấn đề khiến các doanh nghiệp thép chưa hào hứng với thị trường mới vì muốn là nhà xuất khẩu đưa hàng vào thị trường, họ phải đồng thời là nhà nhập khẩu.

Vấn đề ngoại tệ khó khăn, tỷ giá giữa đồng kyats (đồng tiền của Myanmar) với đô la Mỹ chênh lệch rất lớn giữa thị trường chính thức và tự do. Điều nan giải nữa là các nhà kinh doanh phải thanh toán qua các ngân hàng Singapore hoặc phải áp dụng cơ chế hàng đổi hàng. Đây là hạn chế khá lớn khiến kim ngạch thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2011 chỉ dừng ở mức 168 triệu đô la Mỹ.

Theo SGTimes

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Sáng kiến của SGCCI nhằm đưa Phòng Thương mại và Công nghiệp và doanh nghiệp phía Nam Gujarat và Ấn Độ đẩy mạnh thương mại quốc tế, kết nối toàn cầu.
Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Tổ chức Hàng hải Quốc tế của LHQ (IMO), cơ quan quản lý ngành vận tải biển, về cơ bản đã vừa cam kết tạo ra mức giá carbon toàn cầu đầu tiên trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến? Ukraine tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ đề phòng Nga tấn công
Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Người ta lo ngại về hiệu ứng lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi một tàu container đâm vào một cây cầu ở thành phố Baltimore của Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố tân Chủ tịch là ông Dominik Meichle, Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.
Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Bộ KH&ĐT phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan liên quan khởi động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada không ngừng được phát triển, củng cố trên nhiều lĩnh vực thông qua những cơ chế, chính sách của Chính phủ hai nước.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động