Cuộc đua tăng “vũ khí” cạnh tranh margin

Nhiều công ty chứng khoán đã và đang tăng cường huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vay giao dịch ký quỹ (margin) của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh sân chơi phái sinh đang mang lại nguồn thu không nhỏ và sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sắp ra đời, dự kiến thu hút nhà đầu tư.
Cuộc đua tăng “vũ khí” cạnh tranh margin

“Vũ khí” margin

Theo thống kê sơ bộ tại một số công ty chứng khoán, mức lãi suất cho vay margin khoảng 13%/năm. Những công ty có lợi thế nguồn vốn và chiến lược riêng đối với mảng khách hàng cá nhân áp dụng mức lãi suất 10 - 11%/năm.

Giám đốc môi giới tại một công ty chứng khoán cho biết, tính trung bình, lãi suất cho vay margin khoảng 12%/năm. Nhiều công ty đã và đang tăng cường huy động vốn. Hoạt động tăng vốn của các công ty chứng khoán chủ yếu để bổ sung vốn kinh doanh, tập trung cho hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính, hoặc đáp ứng điều kiện tham gia thị trường phái sinh hay phát hành chứng quyền có bảo đảm.

Một số công ty chứng khoán đã hoặc sắp phát hành trái phiếu năm 2017 - 2018 như Chứng khoán TP.HCM (HSC) đã phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) có kế hoạch phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu đợt 1/2018, Chứng khoán MB (MBS) có kế hoạch phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu đợt 1/2018…

Về phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) đã tăng vốn lên trên 1.000 tỷ đồng (sắp tới sẽ phát hành chứng quyền có bảo đảm), Chứng khoán KIS Việt Nam sẽ tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, Chứng khoán KBSV có kế hoạch tăng vốn sau khi thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A) Chứng khoán MSI, Chứng khoán Artex tăng vốn lên hơn 1.400 tỷ đồng, Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) sẽ tăng vốn thêm 10 triệu USD, Chứng khoán Yuanta dự kiến tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng, Chứng khoán Kiến Thiết cũng dự kiến sẽ tăng vốn…

Đặc điểm chung ở các thị trường chứng khoán châu Á là nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70 - 80% và ưa thích giao dịch ngắn hạn, “lướt sóng”, chứ không “mua và nắm giữ” như các nhà đầu tư tổ chức. Việt Nam cũng vậy. Theo đó, các CTCK rất chú trọng đến khối khách hàng cá nhân, trong đó margin là “vũ khí” cạnh tranh mạnh mẽ, luôn là một trong những mục tiêu quan trọng dù là công ty trong nước hay có vốn nước ngoài.

Do vậy, việc các công ty chứng khoán tìm cách gia tăng nguồn vốn chủ yếu là nhằm đáp ứng nhu cầu vay margin của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh thanh khoản và quy mô thị trường đã và đang gia nhanh.

Trên thực tế, dư nợ tại một số công ty chứng khoán ở mức cao, nguồn vốn vẫn còn để đáp ứng nhu cầu vay của nhà đầu tư, nhưng muốn tăng dư nợ thì phải tăng vốn để đáp ứng quy định về hệ số an toàn trên vốn, hoặc nâng cao hệ số này. Dự báo, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông 2018, khả năng sẽ có thêm nhiều CTCK trình kế hoạch huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.

Cạnh tranh gia tăng

Trong giai đoạn tới, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, câu chuyện cạnh tranh giữa công ty chứng khoán nội và ngoại sẽ bùng nổ, khi dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đang có dấu hiệu đổ vào thị trường Việt Nam.

Lợi thế của các công ty chứng khoán ngoại, có công ty mẹ là các tập đoàn tài chính lớn trong khu vực, đó là nguồn vốn dồi dào, chi phí vốn thấp, có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm mới như phái sinh, chứng quyền và nguồn khách hàng nước ngoài đến từ chính thị trường mà công ty mẹ hoạt động. Tuy nhiên, khối công ty chứng khoán ngoại khó có thể am hiểu thị trường Việt Nam bằng các công ty chứng khoán nội.

Giám đốc môi giới tại một công ty chứng khoán có vốn ngoại chia sẻ, tỷ trọng khách hàng nước ngoài tại công ty hiện không lớn và đa phần là nhà đầu tư tổ chức, có chiến lược nắm giữ, nên giá trị giao dịch thường xuyên không lớn.

Với các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, quy mô bỏ vốn vào thị trường Việt Nam dưới 3 tỷ đồng/người, trong khi nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước giải ngân từ 1 - 10 tỷ đồng và thường xuyên giao dịch. Do vậy, công ty ưu tiên phát triển đối tượng khách hàng là nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong đó áp dụng mức lãi suất margin ở mức cạnh tranh.

Giám đốc môi giới khối khách hàng tổ chức tại một công ty chứng khoán lớn cho biết, gần đây, ông tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Trung Quốc và họ chia sẻ, khi Việt Nam phát triển nhiều hơn các sản phẩm quỹ đầu tư chỉ số (ETF), sản phẩm chứng khoán phái sinh, thì họ sẵn sàng rót tiền đầu tư lớn, bởi thị trường Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tiềm năng, giống như thị trường Thái Lan nhiều năm trước.

Vị này cho rằng, chỉ khoảng 1 năm nữa thôi, thị trường sẽ thấy bức tranh cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán sâu rộng hơn rất nhiều, trên cả “mặt trận” phái sinh, chứng quyền, chứ không riêng thị trường cổ phiếu cơ sở.

Hiện nay, tại một số công ty chứng khoán, mức phí giao dịch chứng khoán phái sinh mang lại thu nhập cho bộ phận môi giới lớn hơn mức phí giao dịch trên thị trường cơ sở. Lợi nhuận của các công ty chứng khoán từ mảng phái sinh sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng rủi ro là đòn bẩy quá cao nên công ty phải có tiềm lực vốn dồi dào.

Điểm tích cực trong việc gia tăng năng lực vốn của các công ty chứng khoán là dòng tiền mới được đưa vào thị trường. Đương nhiên, sẽ có rủi ro khi tín dụng “phình” to, nhưng quy mô và thanh khoản sẽ tăng lên đáng kể, câu chuyện còn lại phụ thuộc vào vấn đề quản trị rủi ro của người tham gia.

Triển vọng thu hút nhà đầu tư tổ chức nước ngoài

Theo vị giám đốc môi giới trên, dự báo nhiều tổ chức nước ngoài sẽ đầu tư lớn vào Việt Nam. Trước đây, các nhà đầu tư tổ chức trong khu vực chưa rót vốn mạnh vào thị trường Việt Nam bởi áp lực quản lý tiền của họ rất lớn khi thị trường không có nhiều kênh, nhiều hàng hóa để giải ngân.

Nếu chỉ giải ngân vào cổ phiếu không thôi thì rất rủi ro. Nhưng nay, thị trường có thêm nhiều hàng hóa mới, quy mô lớn, chất lượng và nhiều sản phẩm mới, nên sẽ thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại.

Ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc MBKE cho biết, để giúp các nhà đầu tư quốc tế dễ dàng tiếp cận và thực hiện các hoạt động đầu tư tại các thị trường khu vực, trong đó có Việt Nam, những năm qua, Tập đoàn MBKE đã có chiến lược xây dựng mô hình kinh doanh đồng nhất tại tất các thị trường mà Tập đoàn có sự hiện diện. Với mô hình này, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào bất kỳ thị trường nào thông qua sự hiện diện rộng khắp của MBKE trên toàn cầu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Thời gian gần đây, MBKE Việt Nam phối hợp cùng MBKE Thái Lan thực hiện hàng loạt cuộc hội thảo tại Thái Lan nhằm giới thiệu thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đồng thời tổ chức nhiều buổi tham quan, gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam cho các nhà đầu tư Thái Lan.

Chỉ trong vòng 2 năm (2016 - 2017), số khách hàng tổ chức và cá nhân nước ngoài mở tài khoản giao dịch tại MBKE đã có sự gia tăng mạnh mẽ, tăng hơn 100% so với tỷ lệ tăng trung bình của những năm trước đó.

Ngày 5/3 vừa qua, Hội đồng quản trị MBKE đã quyết định tăng vốn điều lệ thêm 10 triệu USD. Ông Quang cho hay, chiến lược nhất quán của MBKE là chú trọng đầu tư vào mảng môi giới (cá nhân và tổ chức) và kiên quyết không tự doanh để đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn lợi ích với khách hàng.

Với sự trợ lực của Tập đoàn, đặc biệt là nguồn lực tài chính mạnh mẽ, MBKE cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tài chính đa dạng và lãi suất cho vay cạnh tranh nhằm giúp khách hàng tối ưu hiệu quả đầu tư.

Chẳng hạn, sản phẩm Smart 12 có mức lãi suất 8,9%/năm. Mới đây, MBKE đã giới thiệu 3 danh mục đầu tư tới khách hàng, bao gồm Đầu tư linh hoạt (Trading), Giá trị (Value), Tăng trưởng (Growth).

Một xu hướng khác cũng rất đáng chú ý, đó là bên cạnh các công ty chứng khoán có vốn ngoại đẩy mạnh mảng môi giới thông qua công cụ margin thì một số công ty có chiến lược khá riêng. Một số công ty có lợi thế về khách hàng đến từ Trung Quốc và nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư này rất lớn, nhất là đối với các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, điện lực, dầu khí.

Một chuyên gia phân tích nhìn nhận, những công ty chứng khoán như vậy, họ có khách hàng lớn, không cần margin, mà cần một cơ hội đầu tư tốt, tỷ lệ bán vốn cao. Theo đó, nhiều tổ chức nước ngoài đã tìm cách M&A các công ty trong nước nhằm phục vụ đối tượng này. Dự báo, trong 2 - 3 năm tới, dòng vốn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam sẽ không kém cạnh so với dòng vốn đến từ Hàn Quốc.

Theo Tin nhanh Chứng khoán
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (-1,52%), xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Thị trường test vùng hỗ trợ 1.250 điểm thành công và đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần, giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng trong tuần tới.
Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh của nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ giúp thanh khoản được cải thiện mà còn đẩy chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.276,6 điểm, tăng 18,4 điểm (+1,46%).
Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Thị trường trải qua thêm một phiên giao dịch ảm đạm, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE duy trì phiên thứ 3 liên tiếp dưới 16.000 tỷ đồng.
Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Chỉ số giao dịch tương đối khả quan trong phiên sáng nhưng lại suy yếu trong phiên chiều, kéo chỉ số VN-Index giảm 4,26 điểm (-0,34%), xuống 1.258,56 điểm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Nhiều cổ phiếu ngân hàng vốn hoá lớn tăng tốt, dẫn dắt đà phục hồi của chỉ số chung kéo VN-Index tăng 12,47 điểm, tương đương 1%, lên 1.262,82 điểm.
Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Công ty CP Miền Đông vừa có văn bản gửi HOSE về việc giải trình nguyên nhân, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu MDG bị cảnh báo.
Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Thị trường phiên đầu tuần vẫn chìm trong sắc đỏ và xác lập phiên giảm thứ 4 liên tiếp với thanh khoản xuống mức thấp nhất trong khoảng 1,5 tháng qua.
Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Trong tuần tới là cơ hội cho nhà đầu tư sàng lọc, mua mới những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, lưu ý hạn chế sử dụng vốn vay để quản trị rủi ro.
VN-Index khởi sắc, số tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 3/2024 tăng mạnh

VN-Index khởi sắc, số tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 3/2024 tăng mạnh

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng số lượng tài khoản chứng khoán giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 7,6 triệu tài khoản, khoảng 7,6% dân số.
Chứng khoán An Bình bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan trái phiếu

Chứng khoán An Bình bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan trái phiếu

Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 85 triệu đồng vì không công bố thông tin liên quan việc phát hành trái phiếu.
DIC Corp: Hút "ròng" 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lợi nhuận "bốc hơi" 54 tỷ đồng sau kiểm toán

DIC Corp: Hút "ròng" 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lợi nhuận "bốc hơi" 54 tỷ đồng sau kiểm toán

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã CK: DIG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2023 và thông tin phát hành trái phiếu.
GE Vernova bắt đầu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York

GE Vernova bắt đầu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York

Ngày 3/4, GE Vernova thông báo hoàn tất việc tách khỏi GE, bắt đầu giao dịch với tư cách một công ty độc lập trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York.
Cổ phiếu ngân hàng đỏ sàn, VN-Index giảm hơn 3 điểm

Cổ phiếu ngân hàng đỏ sàn, VN-Index giảm hơn 3 điểm

Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống kéo chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.268,25 điểm, giảm 3,22 điểm, tương đương 0,25%.
Khối ngoại bán ròng dữ dội, VN-Index mất gần 16 điểm

Khối ngoại bán ròng dữ dội, VN-Index mất gần 16 điểm

Áp lực giảm xuất hiện trên toàn bộ cổ phiếu ngân hàng sau đó lan rộng ra các nhóm ngành khiến VN-Index gần như “rơi tự do” trong đợt khớp lệnh cuối cùng.
Bán chui cổ phiếu, Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị phạt nặng

Bán chui cổ phiếu, Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị phạt nặng

Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hơn 533 triệu đồng vì bán chui cổ phiếu NDW.
Thị trường đảo chiều kéo VN-Index tăng gần 6 điểm

Thị trường đảo chiều kéo VN-Index tăng gần 6 điểm

Lực cầu bắt đáy lan tỏa trên diện rộng vào cuối phiên, giúp bảng điện tử cân bằng đã thúc đẩy VN-Index hồi phục lên trên tham chiếu và đóng cửa trong sắc xanh.
Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm gần 3 điểm

Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm gần 3 điểm

Sự suy yếu của dòng tiền là nguyên nhân khiến VN-Index mất động lực tăng điểm. Kết phiên chỉ số này giảm 2,57 điểm (tương đương 0,2%) xuống còn 1.281,5 điểm.
Hệ thống VNDirect được giao dịch trở lại, nhà đầu tư kêu khó đặt lệnh mua bán

Hệ thống VNDirect được giao dịch trở lại, nhà đầu tư kêu khó đặt lệnh mua bán

Sau một tuần hệ thống gặp sự cố, VNDirect được kết nối giao dịch trở lại, nhưng nhà đầu tư vẫn gặp khó khi đăng nhập, đặt lệnh mua bán.
Chứng khoán tuần từ 1-5/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index vượt qua mốc 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 1-5/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index vượt qua mốc 1.300 điểm

Khả năng thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu tại vùng 1.277 - 1.290 điểm trong thời gian tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động