Doanh nghiệp Việt Nam đừng như "kiến bò trong hộp"

Làm ăn ở Mỹ hay Trung Quốc, cơ hội và thách thức song hành. Doanh nghiệp Việt Nam sinh ra trong khó khăn, vốn quen cực khổ nhưng dù ở đâu cũng sẽ uyển chuyển, năng động, giỏi ứng phó để vươn lên mạnh mẽ.
Ảnh minh họa: internet

Ảnh minh họa: internet

CôngThương - 42 năm bươn chải làm ăn trên đất Mỹ, Trung Quốc... TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, vừa chia sẻ với doanh nhân Việt những trải nghiệm vô cùng quý giá trong cuộc sống, trong thương trường mà ông - vốn khiêm tốn nhận mình chỉ là "con ếch" - "ngồi đáy giếng" chiêm nghiệm.

Mỹ - Trung Quốc: Hai thái cực

TS. Alan Phan cho rằng, nếu Mỹ coi kinh doanh giống như một trận đấu bóng, chơi hết mình, cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi tốt... thì Trung Quốc ngược lại, coi kinh doanh như một cuộc chiến mà ở đó, người thắng kẻ thua đều dùng tới bất cứ phương tiện gì để giành chiến thắng, bất chấp luật lệ.

Thị trường Mỹ rất lớn, có nhiều phân khúc nhưng khá đồng nhất, nếu các doanh nghiệp nắm bắt đượcsẽ thành công.

Thời buổi khó khăn hiện nay, vậy mà số người giàu ở Mỹ rất nhiều, trải đều trên các thành phố từ New York, Los Angeles, Chicago... TS. Alan Phan đã từng chứng kiến đoàn người xếp hàng để vào một nhà hàng ở Los Angeles mà bữa ăn không hề rẻ, ít nhất khoảng 200 USD/người - chứng tỏ khả năng chi trả của họ rất lớn.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, bởi giới thượng lưu đông lên nhanh chóng ở các thành phố năng động Thượng Hải, Bắc Kinh... thì người dân nghèo cũng rất nghèo, đông không kém ở nhiều vùng thôn quê.

Nếu luật chơi của Mỹ sòng phẳng, rõ ràng, công khai trên giấy, sửa đổi cập nhật liên tục, thì luật chơi tại Trung Quốc, TS. Alan Phan nhận xét, là mờ mờ ảo ảo, không rõ ràng, mỗi địa phương suy diễn một cách khác nhau.

Tuy nhiên, ở Mỹ, khi pháp luật rõ ràng thì đồng thời, anh cũng phải đối mặt với những khoản phí tổn rất cao cho luật sư mỗi khi vướng vào rắc rối tại tòa án.

Tư duy làm ăn của người Mỹ và người Trung Quốc cũng rất khác. Nếu doanh nhân Mỹ làm việc rất có mục tiêu, dù là kiếm tiền hay tìm kiếm thành công - thì đấy là lý do duy nhất trong việc kinh doanh. Còn mục tiêu của doanh nhân Trung Quốc phức tạp hơn bởi ngoài kiếm tiền, họ muốn giành được sự tôn trọng của bạn bè, gia đình, xã hội...

Nếu bạn là người mới nhập cư vào Mỹ, nếu bạn là doanh nhân muốn đầu tư ở Mỹ, bạn sẽ tìm được rất nhiều cơ hội tốt dù thị trường đã phát triển ổn dịnh, vì xã hội nơi đây cởi mở, luôn chấp nhận người mới, ý tưởng mới.

Trong khi đó, "nhảy" vào kinh doanh tại Trung Quốc cơ hội cũng có nhưng rất ít, hoặc phải chật vật vượt qua các rào cản về văn hoá, thành kiến xã hội, cơ chế hành chính. Đơn giản, bạn dễ dàng bị "xã hội đen" hăm dọa, bị nhái thương hiệu, bị làm giả, bị lừa gạt... Ông minh họa bằng câu chuyện: cái áo sơ mi ở bán ở Thượng Hải rất đẹp, tính ra giá chỉ dưới 1 USD. Nếu ông là nhà sản xuất, chỉ làm chiếc hộp đựng áo giá thành đã hơn 1 USD rồi.

"Người Trung Quốc đôi khi làm không vì lợi nhuận mà vì sĩ diện, vì danh dự gia đình, vì uy tín, vì kẹt nên bán với bất cứ giá nào, bán bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, chẳng hạn như sữa cho trẻ em có melamine...", ông nói.

Tất cả những điều đó được TS. Alan Phan đúc kết, chắt lọc từ kinh nghiệm thực tế ông trải qua khi "chinh chiến" tại hai thị trường này, rất đầy đủ, chi tiết trong cuốn sách ông vừa ra mắt mới đây.

Đừng bó chân trong hộp

Rõ ràng, dù làm ăn ở thị trường nào, Mỹ hay Trung Quốc, cơ hội rất nhiều song thách thức cũng lớn. Điều quan trọng là cần đối mặt với khó khăn, tìm "đất" mới, tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh và bứt phá.

Trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu hiện nay, như lạm phát, giá trị đồng đô giảm, bong bóng bất động sản... TS. Alan Phan cho rằng, thị trường Việt Nam còn tương đối nhỏ, như ao hồ, nên tác động đó chỉ như những cơn sóng nhỏ chứ chưa to như ra biển lớn.

Chẳng hạn, về lạm phát, chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng chung của lạm phát toàn cầu do nguyên liệu nhập khẩu tăng giá, chi tiêu trong nước chưa hợp lý khiến cán cân ngân sách thâm hụt. Về tỷ giá, vấn đề này nhiều nước cũng gặp phải, song tùy vào nội lực kinh tế, thời gian để kiểm soát mất từ 6 tháng 1 năm. Riêng địa ốc là thị trường mang tính địa phương và đặc thù, biến động giá cả chỉ liên quan đến tình hình quốc gia.

"Quan trọng nhất là nội tại nền kinh tế. Nếu một nền kinh tế sức nội tại yếu; tiêu xài, nợ nần nhiều thì sự thiệt thòi người dân phải gánh chịu".

TS. Alan Phan nhận xét, lo nhất với doanh nghiệp Việt Nam là khi sản xuất hàng hoá sẽ rất khó có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Đơn cử, cùng là nước nông nghiệp, nhưng gạo, rau củ quả Việt Nam cũng cạnh tranh được sản phẩm cùng loại của quốc gia láng giềng, nói gì đến điện tử và hàng hóa khác.

Theo ông, "doanh nghiệp Việt láu lỉnh và liều lĩnh, nhưng cũng không thể bằng Trung Quốc, nên khi cạnh tranh trực diện rất khó".

Tuy nhiên, điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là khi sinh ra trong khốn khó sẽ có sức chịu đựng giỏi, rất uyển chuyển, năng động, luôn tìm cách ứng phó, xoay sở. Sống cực khổ quen nên làm việc mạnh mẽ, làm đêm làm ngày, không biết mệt.

Nhưng cũng vì sinh sau đẻ muộn nên điểm yếu của các doanh nghiệp là kỹ năng quản trị tương đối kém, nặng tính gia đình, không tin người ngoài (nên có thể thuê quản lý nhưng sợ không kiểm soát được, không dám thuê).

Vì thế, doanh nghiệp Việt như con kiến bò trong hộp, không thoát ra được. Chất lượng nhân viên thiếu bài bản, tuỳ tiện do không được đào tạo nhiều. Quan hệ quốc tế chưa nhiều, chỉ mới xuất ngoại - dù tương đối nhiều - vẫn là chưa đủ. Hơn nữa, người Việt Nam có tật không thích thuê tư vấn, chỉ thích được miễn phí.

Ngoài ra, khó khăn lớn hơn cả là sự thiếu hụt nguồn vốn do khó vay, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giải pháp để vượt ra khỏi "cái hộp" đang bó chân họ, không hẳn là mới nhưng các doanh nghiệp chưa làm được, vẫn loanh quanh tìm con đường thoát.

Điều đầu tiên, TS. Alan Phan lưu ý, cần phải thoát ra khỏi môi trường quen thuộc, tìm đến cái lạ, sự khác biệt trong sản phẩm, công nghệ, dịch vụ hậu mãi khách hàng. Thay đổi cái nhìn, tập quán, bắt đầu từ phương thức quản trị, cách sử dụng nhân tài, áp dụng công nghệ mũi nhọn đến cấu trúc tài chính... đương nhiên có thất bại nhưng phải kiên trì. Thường thì tập quán bao giờ cũng cần có thời gian để thay đổi.

Ngoài ra, cần sử dụng các đòn bẩy, như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tận dụng đội ngũ tư vấn, các đối tác quốc tế và triển khai hoạt động sáp nhập mua bán.

Ông đã đưa ra một ví dụ cụ thể, đó là việc niêm yết trên sàn New York không khó, nhưng đến nay, rất hiếm hoi hoặc hầu như không có doanh nghiệp Việt Nam nào làm được, trong khi doanh nghiệp Trung Quốc rất nhiều.

TS. Alan Phan cho rằng, nghịch lý là niêm yết ở Nasdaq còn dễ hơn ở Hà Nội. Chỉ cần tìm 1 nhà kiểm toán, được chấp thuận và đăng tải công khai trên trang web của Sở Chứng khoán, và nộp hồ sơ cáo bạch.

Sở Chứng khoán Mỹ chỉ đòi hỏi trung thực, minh bạch ở các doanh nghiệp. Biết 10 nói 8 cũng là nói dối, kể cả có thua lỗ, mới ra đời doanh nghiệp cũng phải công bố. Cái khó là khi vào thì dễ, nhưng làm sao để bán cổ phiếu, bởi sàn này có tới hơn 10.000 công ty để cho các nhà đầu tư lựa chọn. Hơn nữa, nếu không có người mua cũng rất khó tìm được đối tác phân phối, bán sỉ.

Ông Alan Phan cho hay, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã nhờ ông tư vấn nhưng vì hay có tật trốn thuế, đó là giấu diếm, nói dối nên kiểm toán không dám làm. Thứ hai, tìm một luật sư có tên tuổi bảo đảm rằng công ty nói thật 100%, nhiều người không dám ký.
 
Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập Đoàn Harcourt của ông đạt mức trị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI va SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

VF.vn

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024

Với chủ đề “Cách tân để phát triển”, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24/6 tới.
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Amway tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp, đánh dấu cột mốc kỷ lục 12 năm thương hiệu chiếm lĩnh đỉnh cao này.
Doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách

Doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI nhận định, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật.
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

Ngày 22/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Ống thép luồn dây điện EMT: Giải pháp hiệu quả cho việc giảm nhiễu điện từ đến 95%

Ống thép luồn dây điện EMT: Giải pháp hiệu quả cho việc giảm nhiễu điện từ đến 95%

Ống luồn dây điện G.I trơn EMT và phụ kiện của Cát Vạn Lợi đạt chuẩn UL 797/ANSI C80.3, được các kỹ sư cơ điện và nhà thầu tin dùng tại nhiều công trình, dự án.
Hóa dầu Petrolimex: Phát huy lợi thế, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Hóa dầu Petrolimex: Phát huy lợi thế, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Tại Hà Nội, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Dự án Đại Hùng pha 3 khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là một trong những giải pháp ngăn chặn đà suy giảm sản lượng khai thác dầu khí trong nước.
NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate mang lại hiệu quả sâu, bền vững cho cây sầu riêng Tây Nguyên

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate mang lại hiệu quả sâu, bền vững cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Được bổ sung công nghệ polyphosphate khác biệt độc đáo, sản phẩm NPK Cà Mau của PVCFC đã làm bừng sắc các vùng trồng cây ăn trái.
PC Quảng Trị: Đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc

PC Quảng Trị: Đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc

Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện của PC Quảng Trị đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc
VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực bằng công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh

Giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực bằng công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh

Để tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần chuyển đổi số về mặt công nghệ cũng như chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá...
Năng lượng mặt trời - giải pháp giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện

Năng lượng mặt trời - giải pháp giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện

Giải pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái giúp chủ động nguồn điện, tiết kiêm chi phí, tối ưu hiệu quả và bảo vệ môi trường.
PC Quảng Bình: Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

PC Quảng Bình: Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024.
Rạng Đông công bố tổ chức chuỗi các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm

Rạng Đông công bố tổ chức chuỗi các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm

Ngày 26 - 27/4/2024 tới, Rạng Đông sẽ tổ chức các gian hàng trải nghiệm các sản phẩm mới và Lễ Kỷ niệm chính thức 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm.
Job3s.vn tài trợ cuộc thi lớn của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Job3s.vn tài trợ cuộc thi lớn của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vừa qua, lễ phát động cuộc thi Meeting with PM 2024 chính thức diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Job3s.vn vinh dự là nhà tài trợ cho cuộc thi này.
Đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ môi trường khu vực Đông Triều, Uông Bí

Đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ môi trường khu vực Đông Triều, Uông Bí

Mới đây, lãnh đạo Công ty Môi trường - TKV đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện thi công các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực Đông Triều, Uông Bí.
Petrovietnam - Thành công từ quản trị biến động

Petrovietnam - Thành công từ quản trị biến động

Năm 2023 là năm thứ 4 công tác “Quản trị biến động” của Petrovietnam đạt được kết quả ấn tượng; là yếu tố quan trọng, tác động đến hoạt động SXKD của Tập đoàn.
"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

Theo kế hoạch, trong quý II tới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV sẽ tiếp tục mời thầu hàng loạt gói thầu "khủng" tại dự án sân bay Long Thành.
Đảm bảo cung cấp than cho Nhiệt điện Quảng Ninh và các nhà máy nhiệt điện

Đảm bảo cung cấp than cho Nhiệt điện Quảng Ninh và các nhà máy nhiệt điện

Tại Nhiệt điện Quảng Ninh vừa qua, đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã có buổi làm việc với các bên và yêu cầu cung ứng than để sản xuất điện năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số Việt Nam

Tại TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra diễn đàn "Chuyển đổi số - Nâng tầm doanh nghiệp Việt", tại đây đã cho ra mắt Viện Phát triển Dữ liệu & công nghệ số Việt Nam.
Petrolimex tiếp tục phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu

Petrolimex tiếp tục phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu

Tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Lễ ký kết hợp đồng thuê cửa hàng giữa Công ty TNHH Thương mại Năng lượng Đông Sài Gòn và 3 đơn vị thành viên của Petrolimex.
Quan tâm đến đời sống người lao động

Quan tâm đến đời sống người lao động

Những năm vừa qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp để chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động
Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

THILOGI đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản
Công ty bảo hiểm FWD giành cú đúp giải thưởng trong nước lẫn quốc tế về dịch vụ

Công ty bảo hiểm FWD giành cú đúp giải thưởng trong nước lẫn quốc tế về dịch vụ

Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD vừa giành cú đúp giải thưởng trong nước và quốc tế nhờ mang đến nhiều cải tiến với trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động