Báo Công Thương và thực tế “nóng”

Là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, Báo Công Thương phải tiếp cận thực tế ở góc độ liên quan tới các vấn đề kinh tế, trong đó đặc biệt là quan hệ giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đây chính là thế mạnh, đồng thời cũng là trọng trách của Báo Công Thương - một trong những tờ báo kinh tế hàng đầu ở Việt Nam.
Gắn kết với đồng nghiệp vì chủ quyền biển đảo quê hương

Gắn kết với đồng nghiệp vì chủ quyền biển đảo quê hương

CôngThương - Bám sát thời sự

Sau gần 2 tuần diễn ra việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tại cuộc họp của Ban Biên tập với trưởng, phó các phòng, ban chức năng, Tổng biên tập Báo Công Thương Nguyễn Hữu Quý đã thẳng thắn phát biểu: “Trong thời gian qua, Báo Công Thương đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề biển Đông, song với diễn biến như hiện nay, phóng viên phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, sát sao hơn nữa, đặc biệt chú ý là tình hình biên mậu, xuất - nhập khẩu thực tế giữa hai nước dưới tác động căng thẳng ở biển Đông…”.

Quán triệt tinh thần đó, ngày 28/5, phóng viên Ban Thời sự- kinh tế “khăn gói” lên đường. Phóng viên Hoàng Duân dẫu đang theo dõi kỳ họp thứ 7- Quốc hội khóa XIII vẫn xăng xái đáp tàu hỏa lên Lào Cai. Phóng viên Đình Dũng, Lan Anh bắt chuyến xe đêm lên Móng Cái - Quảng Ninh. Phóng viên Quang Dương, Hùng Cường nhảy xe từ tờ mờ sáng ngược Lạng Sơn. Đây là số tỉnh có các cửa khẩu quan trọng trong giao thương với Trung Quốc, hàng hóa xuất, nhập khẩu thông quan rất lớn.

Dường như trong mỗi phóng viên đang “thức dậy” sự nhiệt huyết “làm nghề” của mình. Bất chấp cái nắng nóng gay gắt đang bao phủ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, gác lại con nhỏ, gia đình, họ lên đường. Cảm giác thật xúc động khi khoảng 8 - 9 giờ sáng ngày hôm sau, cách mấy trăm km, nghe từng phóng viên điện về: “Chúng tôi được chính quyền địa phương, hải quan, các khu kinh tế cửa khẩu giúp đỡ tận tình, sẽ có bài cho gửi nhanh về tòa soạn”, hoặc “Thôi, tôi chạy đây, còn qua các chợ xem tinh thần tiểu thương ở khu vực biên giới buôn bán thế nào”... Giọng các phóng viên đều rất hồ hởi. Sau này mới hiểu, thứ nhất, hoạt động biên mậu vẫn diễn ra bình thường; thứ hai, tâm lý người đi viết bài mà biết ở nhà trông đợi, hy vọng và sẵn trang để… lắp bài, ai cũng thấy được “an ủi”- dân làm báo là vậy!

Tổng biên tập (thứ 3 từ phải sang) cùng lãnh đạo Ban Thư ký tòa soạn "tác chiến" trên mặt báo khi có bài "nóng"

Dường như trong mỗi phóng viên đang “thức dậy” sự nhiệt huyết “làm nghề” của mình. Bất chấp cái nắng nóng gay gắt đang bao phủ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, gác lại con nhỏ, gia đình, họ lên đường lặn lội tới các cửa khẩu biên giới phía Bắc... theo sự phân công của tòa soạn.

Trong khi nhóm phóng viên tỏa đi các cửa khẩu thì ở nhà, cùng ngày, trang 1 Báo Công Thương đăng tải bài: “Ngành Công Thương: Đầu tư, xuất nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường. Ngày 30/5, tiếp tục trang 1 có bài viết: “Kịch bản nào cho xuất khẩu hàng nông, thủy sản?”. Ngày 2/6, loạt bài “Cửa khẩu biên giới phía Bắc: Những dòng hàng vẫn chảy” do nhóm phóng viên thực hiện đã lần lượt đăng tải…

Cũng trong dịp này, một nhóm phóng viên khác cấp tập đến các Đại sứ quán, các nhà đầu tư nước ngoài để phỏng vấn về việc nhận xét, đánh giá môi trường đầu tư ở Việt Nam sau khi có một số kẻ quá khích gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh. Phía Nam, phóng viên cũng lặn lội đến các điểm nóng để có loạt bài: “Yêu nước nhưng không để bị lợi dụng”, “Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh: Lấy lại niềm tin của doanh nghiệp FDI”…

Kể từ đó, nhiều bài viết “Gỡ khó cho xuất khẩu nông, thủy sản”, “Kinh tế biển: Chủ động khai thác lợi thế”, “Vốn ưu đãi cho ngư dân đã sẵn sàng”, “Tạo thuận lợi thông thương vải thiều”, “Du lịch Móng Cái- Tăng cường kích cầu”… được phản ánh liên tục trên từng số báo.

Trong những ngày liên tục tàu của Trung Quốc tấn công và vây hãm tàu cá, truy đuổi tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam, phóng viên khu vực miền Trung cũng lặn lội ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, chia sẻ nỗi khó khăn vất vả của ngư dân ra khơi bám biển. Bài viết “Ngư dân ra khơi- Khẳng định chủ quyền biển đảo”, rồi “Tổ quốc trên những con tàu” của nhà báo Trần Minh Tích đã làm xúc động lòng người.

Hầu như tất cả các bài viết phản ánh thực tế nóng bỏng, sôi động trên Báo Công Thương những ngày gần đây đều được điểm báo trên VTV1, VOV giao thông vào giờ cao điểm và điểm báo đầu giờ sáng!

Phóng viên Báo Công Thương tác nghiệp thực tế

Lặng lẽ phía “hậu cần”

Phóng viên thì như vậy, còn bộ phận “trực chiến” tại nhà chính là Ban Thư ký tòa soạn. Có những cuối chiều, trang Thời sự- kinh tế, Vấn đề hôm nay vẫn chỉ có mũ trang và chân trang, ở giữa trắng phớ… chờ bài! Khi phóng viên gửi email về, cả Ban thở phào như trút được gánh nặng. Thế là biên tập viên lao vào “pha chế”, bộ phận thiết kế trang “bày mâm”, bộ phận đọc mo-rát rà soát từng lỗi, để rồi Ban biên tập kiểm soát lần cuối cùng trước khi chuyển nhà in. Muộn là thế, chậm hơn có thể mấy giờ đồng hồ, đêm khuya mới mò mẫm về nhà, chia sẻ với phóng viên mà!

Ngay bên cạnh là Ban Công Thương điện tử, bộ phận biên tập, kỹ thuật cũng thức cùng phóng viên, cùng Ban Thư ký tòa soạn để khi có bài liên quan là đưa lên website ngay. Có lúc đầu giờ sáng, Phó Trưởng ban Trần Thanh Hương hớt hải lao đến tòa soạn, chỉ để thông báo: Bài “Chính phủ Việt Nam đã xử lý chân thành và kịp thời” của nhóm phóng viên thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài đưa lên lúc 22 giờ đêm qua, đến 5 giờ 20 phút sáng nay đã có trên 2.000 người truy cập… Tất cả đều mừng!

Nhưng lặng lẽ nhất, trọng trách nhất chính là Ban Biên tập - đứng đầu là Tổng biên tập. Là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương - Diễn đàn của giới công thương Việt Nam, một Bộ đa ngành chiếm tới trên 60% GDP của cả nước, vì thế, lựa chọn đề tài mà Ban Thời sự- kinh tế trình duyệt, quyết định đăng bài nào sau khi phóng viên đi thực hiện về... quả là điều không đơn giản.

Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường xuất, nhập khẩu lớn của Việt Nam nhưng ngoài biển Đông, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn và căng thẳng leo thang, vấn đề làm sao vừa lên án hành động sai trái của họ, vừa phản ánh đúng thực tế về các hoạt động đầu tư, xuất, nhập khẩu giữa hai nước hiện vẫn diễn ra bình thường, làm sao phải có tiếng nói góp phần để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có sự chủ động, có những kịch bản phù hợp... không đơn giản chút nào. Tất cả những nội dung đó đã được phản ánh đúng định hướng và thực tế trên Báo Công Thương.

Phóng viên Báo Công Thương tác nghiệp thực tế

Quỳnh Minh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Tin mới nhất

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Thủ tướng thăm cửa khẩu Hữu Nghị và khảo sát một số dự án tại Lạng Sơn

Thủ tướng thăm cửa khẩu Hữu Nghị và khảo sát một số dự án tại Lạng Sơn

Sáng 21/4, tại Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và khảo sát một số dự án trọng điểm của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động