Hợp tác xã kiểu mới: Lời giải cho việc "giải cứu" nông sản

Một trong những nguyên tắc để mô hình hợp tác xã phát triển đó là các nhà sản xuất cần hợp lại với nhau trên tinh thần tự nguyện tìm đến nhau và cùng liên kết để tạo thành sức mạnh tập thể, từ đó triệt tiêu những khâu trung gian, thương lái...

Đó là ý kiến của giới chuyên gia Đức đưa ra tại Hội thảo Bản chất, vai trò của Hợp tác xã và kinh nghiệm từ các hợp tác xã ở Đức do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) và Liên minh Hợp tác xã Đức (DGRV) tổ chức tại Hà Nội, sáng 15/6.

Hợp tác xã kiểu mới: Lời giải cho việc
Toàn cảnh hội thảo

Từ bài học thành công của hợp tác xã Đức

Mặc dù cùng xuất phát điểm khá giống với Việt Nam, song mô hình hợp tác xã ở Đức đang gặt hái được rất nhiều thành công và tạo được lợi ích lớn cho các thành viên hợp tác xã, nhà sản xuất. Ngược lại, mô hình hợp tác xã ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập. Hoạt động chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng cũ và không đem lại nhiều hiệu quả cho người nông dân.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Christian Staacke, Phó Giám đốc Dự án Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen Cộng hòa Liên bang Đức cho hay, ở Đức, mô hình hợp tác xã được coi là một loại hình DN, hoạt động như doanh nghiệp và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế hợp tác xã của Đức được coi là bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế dân doanh. Cũng như nhiều mô hình hợp tác xã hiện đại trên thế giới, mô hình hợp tác xã ở Đức có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà sản xuất với thị trường, bao tiêu toàn bộ đầu vào và đầu ra, đảm bảo khâu tiêu thụ tốt nhất cho nhà sản xuất với giá cả hợp lý nhất.

“Các hợp tác xã ở Đức có vai trò trong việc thương thảo với nhà máy chế biến mức giá tốt nhất và sau đó sẽ mang hợp đồng giá trị tốt về cho nhà sản xuất. Điều này các hợp tác xã ở Việt Nam chưa làm được” - ông Christian Staacke nhận định.

Hợp tác xã kiểu mới: Lời giải cho việc
Ông Christian Staacke - Phó Giám đốc Dự án Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen Cộng hòa Liên bang Đức phát biểu tại hội thảo

Ông Christian Staacke cũng nhấn mạnh: Tại sao mô hình hợp tác xã ở Đức thành công? Trong khi cùng xuất phát điểm đều trải qua sự chia cắt của chiến tranh như ở Việt Nam, và cùng bắt đầu mô hình hợp tác xã với hình thức là kinh tế tập thể giống như ở Việt Nam mà mô hình hợp tác xã của Việt Nam lại không hiệu quả? Điều quyết định để các hợp tác xã thành công nằm ở chính tư duy của các thành viên hợp tác xã. Họ chấp nhận loại bỏ tư duy mô hình hợp tác xã kiểu cũ, cùng hợp tác với nhau trên tinh thần tự nguyện và có những đóng góp về ý tưởng cũng như tài chính một cách nhiệt tình. Còn ở Việt Nam chưa được như vậy, chủ yếu các xã viên vẫn còn mang tư tưởng “kiểu cũ”, vẫn hoạt động theo kiểu bao cấp và hầu như không hào hứng, hoạt động một cách rời rạc và gần như không đủ sức để gắn kết các thành viên.

Loại bỏ khâu trung gian thế nào?

Nói về thực trạng được mùa rớt giá hiện nay trong ngành nông sản của Việt Nam và đặc biệt là thực trạng ế thừa nông sản, khiến toàn xã hội phải vào cuộc “giải cứu” như thời gian qua, các chuyên gia Đức cho rằng, quan trọng nhất là phải xây dựng được thành công mô hình hợp tác xã kiểu mới. Ở đó, hợp tác xã đóng vai trò quy tụ các nhà sản xuất và sẽ cam kết với người nông dân, nhà sản xuất đảm bảo đầu ra ổn định, có giá cả hợp lý, có lợi ích cho người nông dân. Khi hoạt động của hợp tác xã phát huy được hiệu quả, lúc đó đương nhiên khâu trung gian – thương lái sẽ không còn chỗ đứng. Trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, hợp tác sẽ là người tìm hiểu thông tin, nắm bắt nhu cầu của thị trường để từ đó định hướng cho bà con nông dân nên sản xuất loại sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu. Tiếp đó, hợp tác xã cũng chính là người đi thương thảo và ký kết các hợp đồng để đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân.

Lâu nay ở Việt Nam vẫn luôn tồn tại thực trạng, người nông dân khi thấy các thương lái trả giá cao một mặt hàng nào đó là lao vào sản xuất ồ ạt, trồng loại cây đó, nuôi loại con đó. Kể lại câu chuyện của một hợp tác xã ở Đức, ông Ulrich Werner, Đại diện Liên minh Hợp tác xã Đức (DGRV) cho biết, khi chủ tịch một hợp tác xã đang họp với bà con nông dân, một thương lái đứng lên cầm một xấp tiền và nói sẽ trả ngay lập tức số tiền đó cho bà con nếu bà con chịu gom hết hàng đưa cho người thương lái này. Tuy nhiên vị chủ tịch hợp tác xã đã quay ra hỏi các thành viên hợp tác xã rằng: Bà con muốn có đồng tiền ngay trước mắt hay là muốn phát triển bền vững? Kể ra câu chuyện đó, ông Ulrich Werner nhấn mạnh, bản thân người nông dân cũng cần thay đổi tư duy, hướng đến sản xuất vững bền hơn là hưởng ngay mối lợi trước mắt. Thực trạng được mùa rớt giá, nông sản ế thừa phải giải cứu thời gian qua bắt nguồn từ chính tư duy nóng vội, thích hưởng lợi trước mắt này.

Vũ Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động