Kinh tế Trung Quốc đã tới hồi suy vi?

Hôm 24/5, ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đồng thời nâng mức dự báo tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Dư địa cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều.

Dư địa cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều.

CôngThương -  Cụ thể, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 của Trung Quốc từ 10% xuống 9,4% và từ 9,5% xuống 9,2% trong năm kế tiếp. Bên cạnh đó, Goldman Sachs nâng dự báo lạm phát năm 2011 từ 4,3% lên 4,7%, riêng năm 2012 giữ nguyên ở mức ước tính 3%.

Cơ sở để Goldman Sachs điều chỉnh dự báo trên là việc giá dầu thời gian qua tăng quá nhanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Theo ngân hàng này, mức tăng 20% của giá dầu sẽ cắt xén 0,15 - 0,2% tăng trưởng kinh tế của quốc gia châu Á này.

Động thái của Goldman Sachs được đưa ra đúng thời điểm cộng đồng quốc tế đang đặt dấu hỏi về khi nào thì mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc sẽ "xì hơi" và nếu điều đó xảy ra thì tình trạng sẽ như thế nào.

Theo biên tập viên Alan Wheatley của hãng tin Reuters, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Đức cảm thấy rất may mắn mỗi khi đạt mức tăng trưởng hơn 3% mỗi năm. Trong khi, Trung Quốc đạt được mức tăng trung bình 10,1 % mỗi năm suốt từ năm 1978 tới nay.

Cứ mỗi 4 năm, GDP của Trung Quốc, được đo bằng USD trên thị trường ngoại hối lại tăng trưởng gấp đôi, góp phần làm tăng giá dầu và các loại hàng hóa, đồng thời thay đổi mạnh cục diện kinh tế toàn cầu.

Do vậy, biểu đồ tăng trưởng của Trung Quốc, bất kể là sụt giảm từ từ hay gián đoạn đột ngột, đều sẽ có những tác động vượt ra ngoài cương thổ của quốc gia châu Á này.

Alan Wheatley dẫn lời ông Li Daokui, một cố vấn cấp cao của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho hay, nền kinh tế nước này có thể duy trì mức tăng trưởng trung bình 9% một năm trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình của một số chuyên gia kinh tế khác. Ví như, ông Nouriel Roubini thuộc trường Đại học New York, đã cảnh báo về một sự suy giảm cực mạnh, nhiều khả năng xảy ra sau năm 2013, khi Trung Quốc không thể duy trì việc tăng đầu tư cố định.

Còn nhà chiến lược vĩ mô Andy Rothman thuộc hãng môi giới CLSA ở Thượng Hải thì lấp lửng, "những điều đang xảy ra ở Trung Quốc hiện không bền vững. Điều này không tốt cũng chẳng xấu".

Theo ông này, mức tiêu thụ quặng sắt cao bất thường 5 năm trước đây có thể không kéo dài. Ngay cả mức tăng bùng nổ doanh số bán xe ôtô năm 2010, tình trạng lãi suất thực âm, giá nhà leo cao vút, cũng sẽ không kéo dài như vậy.

Alan Wheatley cho rằng, kinh tế Trung Quốc có khả năng tự cường rất cao. Vài năm gần đây, đã xuất hiện nhiều đồn đoán cho rằng, kinh tế nước này khó mà hạ cánh nhẹ nhàng, do các khoản nợ khó đòi, sự phát triển quá nóng do thâm dụng đầu tư, lạm phát giá lương thực, nguy cơ của các biện pháp bảo hộ....

Những người hoài nghi cho rằng, những khoản đầu tư tràn lan đang khiến cho những khó khăn vốn có của nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, bởi đã chất lên vai các ngân hàng những gánh nợ nần khó đòi.

Jason Bedford thuộc hãng tư vấn KPMG thừa nhận những rủi ro của các ngân hàng, khi giá địa ốc mà họ đang giữ để ký quỹ cho các khoản vay giảm mạnh. Tuy nhiên, theo ông, khó có thể xảy ra cuộc khủng hoảng thế chấp nhà, do người mua nhà ở Trung Quốc phải thanh toán trước ít nhất là 30% giá trị bất động sản.

Một lý do nữa để phản đối quan điểm cho rằng, Trung Quốc có thể giữ mức tăng trưởng 7 - 8% trong thời gian tới, là việc Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều có xu hướng sụt giảm kinh tế sau khoảng 30 năm đạt mức tăng trưởng cao. Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc có xuất phát điểm thấp hơn nhiều.

Theo Ting Lu thuộc ngân hàng Merrill Lynch, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Trung Quốc là 4.200 USD, chỉ bằng 9% của Mỹ. Mức sống hiện nay tại Trung Quốc mới bằng mức sống của Nhật Bản giai đoạn năm 1954, Đài Loan năm 1972 và Hàn Quốc năm 1976.

Alan Wheatley cho rằng, bất chấp những thành tích đã đạt được, Trung Quốc vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều. Họ phải tăng cường kỹ năng cho lực lượng lao động, thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo; tăng vốn cho những vùng kém phát triển ở sâu trong nội địa.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đưa thêm 250 triệu nông dân nữa ra các thành phố, đáp ứng các nhu cầu về điều kiện giao thông, nước sạch, cũng như các loại hàng hóa và dịch vụ công cộng khác.

Nói một cách khác, như lời Arthur Kroeber, Giám đốc quản lý của hãng tư vấn GaveKal Dragonomics có trụ sở ở Bắc Kinh, các động lực cho sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất mạnh.

Theo Vneconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động