Năm 2018: ASEAN kỳ vọng duy trì sức bật vượt trội

Trong bức tranh tổng thể của kinh tế toàn cầu, ASEAN kỳ vọng tăng trưởng cao hơn ở mức 5,2% năm 2017 và 2018 (từ 4,8% năm 2016). Mặc dù tình hình kinh tế diễn ra khác nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực, tăng trưởng vẫn phụ thuộc vào tiêu dùng tư nhân với lạm phát thấp, đầu tư mạnh nhất vào cơ sở hạ tầng công cộng và thúc đẩy xuất khẩu. 

Triển vọng kinh tế khu vực và toàn cầu

Bước qua năm 2017, nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng bình quân 3,7% năm 2017 và 3,9% năm 2018 (năm 2016 là 3,2%) nhờ sự tăng trưởng của thương mại, kinh doanh và sự phục hồi niềm tin của người tiêu dùng.

Bức tranh kinh tế có những tín hiệu lạc quan với những điểm nhấn ở châu Âu và châu Á. Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển dự kiến 2,3% năm 2017 và 2018 (so với mức 1,7% năm 2016), trong khi tăng trưởng ở các nước mới nổi và đang phát triển dự kiến 4,7% năm 2017 và 4,9% năm 2018 (so với 4,3% năm 2016).

Năm 2018: ASEAN kỳ vọng duy trì sức bật vượt trội
Nguồn: Báo cáo Triển vọng kinh tế Thế giới của IMF, tháng 01/2018

Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển có xu hướng đi lên. Tại Hoa Kỳ, tăng trưởng dự kiến 2,3% năm 2017 và 2,7% năm 2018 (so với 1,5% năm 2016), sau sự phục hồi của chi tiêu chính phủ và đầu tư tư nhân. Mặc dù có những bất ổn định vì thay đổi chính sách, cải cách thuế gần đây ở Hoa Kỳ, nhất là cắt giảm thuế suất thuế doanh nghiệp, được kỳ vọng làm tăng đầu tư với hiệu ứng tích cực về thương mại. Ngoài ra, đề xuất của chính quyền về việc bổ sung 200 tỷ USD tiền dự trữ liên bang, nhằm tạo 1,5 nghìn tỷ USD trong tổng chi cơ sở hạ tầng trong hơn 10 năm qua cũng tạo động lực cho tăng trưởng. Tăng trưởng ở khu vực đồng euro ước tính khoảng 2,4% năm 2017 và 2,2% năm 2018 (1,8% năm 2016) do cầu nội địa tăng mạnh, xuất khẩu cao hơn và thị trường lao động ổn định, với sự ủng hộ của các điều kiện tài chính. Tăng trưởng cao hơn cũng được dự báo ở Nhật Bản năm 2017, với 1,8% (so với 1% năm 2016) nhờ đầu tư tư nhân và thương mại với chính sách kích thích tài khóa, nhưng tăng trưởng có vẻ thấp hơn trong năm 2018 với khoảng 1,2%.

Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. Tăng trưởng ở Trung Quốc dự báo cao hơn ở 6,8% năm 2017 và 6,6% năm 2018 (năm 2016 là 6,7%). Tăng trưởng bền vững này phản ánh sự ổn định của nền kinh tế nhờ lòng tin của người tiêu dùng và xuất khẩu duy trì đều, mặc dù tăng trưởng đầu tư đang giảm do công suất dư thừa ở các ngành công nghiệp nặng. Ở Ấn Độ, tăng trưởng dự kiến khiêm tốn 6,7% năm 2017 (so với 7,1% năm 2016) do tăng trưởng đầu tư chậm hơn, tập trung tài khóa và cầu tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng dự kiến đẩy nhanh lên 7,4% năm 2018 phản ánh nền kinh tế toàn cầu tăng mạnh hơn và thực thi các biện pháp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp với biểu thuế suất mới.

Tăng trưởng GDP bình quân năm của ASEAN và từng nước (%)

Năm 2018: ASEAN kỳ vọng duy trì sức bật vượt trội
Nguồn: Ban Thư ký ASEAN và Ngân hàng Phát triển Châu Á

Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu dự kiến tăng bật đáng kể với 4,7% năm 2017 và 4,6% năm 2018 (từ 2,5% năm 2016) phản ánh sự phục hồi của nhu cầu toàn cầu. Cùng với phục hồi toàn cầu, ASEAN đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng thương mại mạnh mẽ nhờ nhu cầu bên ngoài tăng mạnh, nhất là với sản phẩm điện tử. Trong ba quý đầu năm 2017, giá trị của thương mại hàng hóa ASEAN vẫn ở 1.817 tỷ USD, trong đó 22,9% là thương mại nội khối ASEAN. Trong cùng giai đoạn này, hầu hết các nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng hai chữ số về xuất khu hàng hóa, nhất là Việt Nam 21,1%; Malaysia 14,5%; Singapore 10,9%.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu tiếp tục giảm khoảng 16% năm 2017 (từ -1,6% năm 2016). Việc giảm FDI chủ yếu diễn ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển vẫn ổn định với sự gia tăng khoảng 2% năm 2017. Ở ASEAN, vốn FDI vào dự kiến phục hồi khoảng 33,3% năm 2017 so với mức giảm -18,6% năm 2016. Dựa vào dữ liệu ban đầu, ASEAN đã tích lũy 87,6 tỷ USD đầu tư trong ba quý đầu năm 2017, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2016.

Mặc dù số lượng các biện pháp hạn chế thương mại đã giảm nhưng vẫn ở mức cao kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Các chính sách hướng nội, nhất là ở các nền kinh tế lớn, rõ nhất là việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP, là một rủi ro lớn đối với sự phục hồi của thương mại và đầu tư toàn cầu. Từ giữa tháng 10/2016 đến giữa tháng 10/2017, bình quân có 9 biện pháp hạn chế thương mại trong một tháng được áp dụng ở các nước thành viên WTO, mặc dù con số này thấp hơn 15 biện pháp so với cùng kỳ giai đoạn 2015-2016. Chỉ riêng biện pháp nhập khẩu, ước tính 79 tỷ USD tổng thương mại đã bị mất đi, tương đương 0,5% tổng nhập khẩu hàng hóa. Đứng đầu các biện pháp hạn chế thương mại là các rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Năm 2016-2017, có 1.608 thông báo mới (so với 1.738 thông báo năm 2015-2016) và 804 thông báo liên quan (so với 651 thông báo giai đoạn trước).

Môi trường lãi suất tiết kiệm thấp tiếp tục dẫn đến tăng trưởng không bền vững trong tổng nợ. Trong nửa đầu năm 2017, nợ toàn cầu đặt mức cao với 168,9 nghìn tỷ USD, tương đương 242,6% GDP toàn cầu, cao hơn 70 nghìn tỷ USD so với mức năm 2016. Công nợ của Trung Quốc đã giảm từ 4 nghìn tỷ USD năm 2006 xuống gần 30 triệu USD chủ yếu liên quan đến công suất dư thừa và lợi nhuận thấp ở một số ngành then chốt tác động đến năng lực bù nợ. Hơn nữa, mặc dù đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt, tăng trưởng tín dụng trong nước vấn cao hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa…

Mặc dù các rủi ro có giảm từ việc bình thường hóa chính sách, chủ nghĩa bảo hộ tiềm ẩn và gia tăng nợ toàn cầu, các nền kinh tế ASEAN dự kiến vẫn duy trì sức bật và vượt trội hơn so với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2018. Với các yếu tố cơ bản của kinh tế vĩ mô mạnh mẽ, ASEAN có thể chịu được những biến động kinh tế toàn cầu. Triển vọng kinh tế đã thúc đẩy ASEAN tiếp tục thực hiện chương trình nghị sự hội nhập kinh tế, nhằm nâng cao liên kết thương mại và đầu tư trong và ngoài khu vực, nhờ vậy sẽ tăng cường khả năng chống lại các cú sốc bên ngoài.
Tuyết Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago đã chỉ ra rằng, Nam Phi đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Hãng CNN dẫn nguồn tin từ các cơ quan tình báo cho hay, Israel và Iran không có ý định tiến hành các cuộc tấn công đáp trả lẫn nhau.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động