Nghị quyết 130- “Trụ đỡ” cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang

Phải tận mắt chứng kiến những vườn dưa lưới trong nhà xanh tốt, vùng sản xuất nấm bao la cùng những nụ cười viên mãn của bà con nông dân… mới cảm nhận được điều kỳ diệu từ Nghị quyết 130/NQ/TU (Nghị quyết 130) ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.  

Nghị quyết 130- “Trụ đỡ” cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Thân Văn Khoa (ngoài cùng, bên phải) thăm mô hình trồng rau thủy canh tại huyện Việt Yên

Bứt phá ngoạn mục

Từ vùng đất chiêm trũng nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp; Bắc Giang đã trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc. Nhiều nông, lâm sản làm ra không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho bà con trong vùng, mà còn được xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan…

Đáng chú ý nhất là quả vải thiều Bắc Giang, từ chỗ chỉ là thứ quà quê thì kết thúc niên vụ vải 2017, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang - vui mừng thông báo: Tổng doanh thu vải thiều và các hoạt động phụ trợ năm 2017 của Bắc Giang đạt gần 5.306 tỷ đồng - giá trị cao nhất trong vòng 60 năm trở lại đây. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất nên sản lượng vải thiều của Bắc Giang đạt tiêu chuẩn tăng cao, khoảng 40.000 tấn đạt VietGAP; 1.600 tấn đạt GlobalGAP và xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Nhờ những trái vải mà nay đã có hàng nghìn hộ dân ở Bắc Giang thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên từ một vụ vải thiều, hàng chục hộ có thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng. Kết quả này khiến cả những người trồng vải thâm niên vài chục năm ở Bắc Giang cũng không thể ngờ.

Không chỉ quả vải tạo dấu ấn, năm 2017, tỉnh Bắc Giang đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung gần 47 nghìn ha, đứng thứ ba toàn quốc. Nhiều loại cây đặc sản di thực từ vùng đất khác về với Bắc Giang đã sai hoa kết trái, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Hồng, nhãn muộn, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, bưởi Diễn, cam Canh, na, táo Đài Loan…

Đánh giá về giá trị những mặt hàng nông sản của tỉnh, ông Nguyễn Văn Hạnh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang - cho biết: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII cũng chỉ rõ, mặc dù công nghiệp là cánh tay đắc lực nhưng nông nghiệp phải là “trụ đỡ” cho công nghiệp phát triển”.

Tuy nhiên, để nâng cao vị thế của các mặt hàng nông sản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang luôn trăn trở làm thế nào để đưa Bắc Giang trở thành tỉnh đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp? Đó chính là lý do Nghị quyết 130 được ban hành. Đây được coi là luồng gió mới đánh thức đồng đất chiêm trũng.

Theo tinh thần Nghị quyết 130, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Hình thành các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản chủ lực của địa phương, có sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, năng suất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh tăng từ 20 - 30%, giá trị gia tăng tăng từ 20 - 30% so với năm 2016.

Tiếp tục cụ thể hóa thành hành động

Là một trong những người tâm huyết với chương trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái chia sẻ, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, nhiều cơ chế đã được ban hành “tiếp lực” cho Nghị quyết đi đúng hướng, như: HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 46/2016 quy định chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, các hợp tác xã (HTX), chủ trang trại, hộ gia đình đầu tư mô hình sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tối thiểu 2.000m2/mô hình. Với những mô hình có quy mô từ 5.000m2 trở lên được hỗ trợ tới 500 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang còn xây dựng Kế hoạch số 211/KH - UBND về lựa chọn công nghệ và tổ chức triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xem xét, phê duyệt 22 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kết quả, tính đến hết tháng 8/2017, có 5 mô hình đi vào sản xuất, trong đó, 2 mô hình đã được nghiệm thu, gồm: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng quy mô 2.008m2 của HTX Đồng Tâm 3, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa. Hiện, HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Greenfam Việt Nam; mô hình trồng dưa lưới, dưa leo trong nhà màng quy mô 2.168m2 của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng...

Trong niềm vui bội thu nhờ mô hình trồng dưa lưới nhà màng, ông Nguyễn Văn Nghiệp - Giám đốc HTX Đồng Tâm 3 - hồ hởi: “Vụ đầu tiên, HTX trồng 5.000 cây dưa lưới, sản lượng đạt 6,5 tấn, được doanh nghiệp thu mua hết với giá từ 35.000- 40.000 đồng/kg. Mô hình cho thu nhập trên 200 triệu đồng/vụ. Đây là mô hình bước đầu đạt kết quả tốt, mở ra hướng sản xuất mới - sản xuất nông nghiệp an toàn, hiện đại và bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân”.

Hay như mô hình rau thủy canh được HTX Hoài Long (xã Bích Sơn, huyện Việt Yên) triển khai vào cuối năm 2016 với tổng diện tích thực hiện là 5 mẫu. Đến nay, HTX đã xây dựng 500m2 nhà kính để trồng thủy canh theo công nghệ cao với các loại rau ăn lá và 500m2 nhà kính công nghệ cao tưới nhỏ giọt trồng các loại cây ăn quả. Hiện tại, sản phẩm thu hoạch đã được cung cấp đến các công ty, siêu thị trong nước và được ký hợp đồng xuất sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Đích thân ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang - đã thăm và kiểm tra mô hình, ghi nhận nỗ lực của huyện trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Cùng với những cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Tỉnh ủy Bắc Giang đã tổ chức các hội nghị đầu bờ, trực tiếp đánh giá hiệu quả của Nghị quyết tại các cánh đồng mẫu điển hình về công nghệ cao trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy còn chỉ đạo các huyện, tạo sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và nông dân khi thực hiện Nghị quyết 130.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 130, người nông dân đã thay đổi từ tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới, áp dụng khoa học công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với những kết quả tích cực, không chỉ lãnh đạo mà cả người dân Bắc Giang tin tưởng, một ngày không xa nơi đây sẽ trở thành “thủ phủ” nông sản công nghệ cao quy mô và hiệu quả nhất miền Bắc.

Ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là nội dung mới, vốn đầu tư cao nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Vấn đề quan trọng nhất là phải thay đổi phương thức tổ chức sản xuất. Các mô hình xây dựng cần thành lập HTX, hình thành chuỗi sản xuất có quy trình chung để bảo đảm chất lượng đồng đều, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm...
Thanh Tâm - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức quán triệt nội dung các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại và đại đoàn kết.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Thế kỷ 21 đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nội dung quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư là khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để dựng xây đất nước phồn vinh.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân Việt Nam.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet, mạng xã hội thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã và đang nỗ lực phát huy vai trò “sứ giả” kinh tế để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Cuối năm là thời điểm để các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua và vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng lại bùng phát.
Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Báo cáo số 433-BC/TU nêu rõ thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Trải qua chặng đường 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng làm tốt vai trò phục vụ nhân dân, cách mạng
Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Công an nhân dân Việt Nam.
Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động