Người “giữ điện” giữa rừng Hà Giang

Hệ thống lưới điện truyền tải 220kV Hà Giang do Truyền tải điện Đông Bắc 3, Công ty Truyền tải điện 1 quản lý, vận hành phải đi qua địa bàn cực kỳ khó khăn và phức tạp. 
Người “giữ điện” giữa rừng Hà Giang
Công nhân chuẩn bị lên tuyến

Không chỉ địa hình đồi núi cao, đường dây truyền tải chủ yếu nằm trong rừng sâu, núi cao, cách xa các tuyến đường giao thông mà đây còn là địa bàn cư ngụ của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây của những người thợ truyền tải điện Hà Giang gặp rất nhiều khó khăn.

5 giờ sáng lên tuyến

Mới 5h sáng hừng đông đã ánh lên sắc vàng, báo hiệu một ngày nắng nóng, những người thợ thuộc Đội truyền tải điện Hà Giang đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ để đi lên tuyến. Đội ngũ công nhân ở đây đa phần trẻ tuổi, phần lớn đều là từ các tỉnh dưới xuôi như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh được công ty điều động lên đây công tác, trong số đó có vài người đã lấy vợ tại Hà Giang thầm như quyết tâm gắn bó lâu dài với mảnh đất này.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là vị trí cột số 7 thuộc tuyến đường dây 220kV Thanh Thủy- Hà Giang nằm trên địa bàn xã Thanh Thủy- huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Đây là vị trí được xem là “nhàn nhã và thuận lợi” đối với người thợ truyền tải Hà Giang vì vừa gần dân cư và chỉ cách đường quốc không xa, thế nhưng chúng tôi cũng phải mất khoảng trên 30 phút đi bộ leo núi với những cung đường dốc trên 600 .

Tay cầm con dao quắm, vừa đi vừa phát quang lối đi, anh Nguyễn Như Quỳnh - Đội trưởng Đội truyền tải điện Hà Giang chia sẻ “Tuyến đường dây 220kV Thanh Thủy-Hà Giang thuộc mạch 2 của lưới điện truyền tải 220kV Hà Giang-Na Hang-Thái Nguyên. Đây là tuyến đường dây truyền tải điện từ Trung Quốc về Việt Nam, điểm xuất phát từ cửa khẩu Thanh Thủy, đường dây này chủ yếu thực hiện theo chương trình hợp tác mua điện Trung Quốc của Chính phủ 2 nước để hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài khó khăn về địa hình, đồi núi, sông suối chia cắt, các điểm lên tuyến ra thì đây còn là tuyến mà bom mìn còn sót lại sau chiến tranh nên nguy cơ tai nạn do bom mìn gây ra là rất lớn, do vậy mỗi khi anh em lên tuyến này luôn phải tuân thủ đi theo đường mòn đã mở để tránh va phải bom mìn”.

“Thế nhưng bom, mìn thì anh em có thể cố gắng tránh được nhưng muỗi, vắt, ong và các côn trùng tại khu vực rừng núi thì không ai thoát được. Và tất nhiên sau vài năm đi tuyến thì những sinh viên trắng trẻo mới ra trường ngày nào giờ đã trưởng thành, rắn rỏi lên rất nhiều và hơn cả dấu vết của muỗi, vắt trên người thì không thể xóa được”, Anh Quỳnh cười nói.

Chỉ tay về vị trí cột số 8 anh Quỳnh cho biết, tuy nhìn từ vị trí cột số 7 sang rất gần nhưng để sang vị trí đó, công nhân phải xuống núi ra đường quốc lộ rồi đi lên từ một quả núi khác, ấy vậy mà cũng phải mất gần 2h đi xe và đi bộ mới đến được vị trí. Đoạn này còn gần và mặt đường bằng dễ đi, nhiều chỗ để vào được cột anh em phải đi xa có vị trí mất gần 3h đồng hồ đi bộ, leo núi. Vậy mà có nhóm công nhân có ngày phải đến 3-4 vị trí cột.

Gian nan “giữ điện” giữa rừng:

Hiện Đội truyền tải điện Hà Giang đang quản lý 04 công trình đường dây với 107km, 252 vị trí cột đi qua các huyện Vị Xuyên, TP. Hà Giang và Bắc Mê. Do đường dây đi qua những địa hình cực kỳ khó khăn phức tạp, nơi đây đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những người biết tiếng Kinh không nhiều, đường dây chủ yếu nằm trên đồi cao có những vị trí cột cách trụ sở Đội đường dây đến 107km, nhiều vị trí cột nằm ở đỉnh núi, lối đi cheo leo, hiểm trở, nhiều điểm phải vượt sông, suối.

Năm nay 28 tuổi, anh Phan Xuân Trường là thợ trẻ của Đội truyền tải điện Hà Giang đã có 5 năm công tác tại đội, mặc dù là người con của Hà Giang nhưng khi nói về những cung đường nơi đây anh Trường không khỏi e ngại. “Đường vào các vị trí cột đoạn nào đi xe cơ giới đươc thì cua tay áo nhiều, những đoạn đi bộ thì dốc núi cao, muỗi vắt lắm”.

Theo anh Trường, công việc nặng, sáng sớm đã lên tuyến nên ngoài các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc thì mỗi khi lên các vị trí xa dân cư anh em đều phải mang đồ ăn đi theo. Thêm vào đó công việc này đòi hỏi tính tập trung cao và nhất là cần khỏe mạnh vì phải trèo cao nguy hiểm, ai có sức khỏe yếu là sẽ không chịu nổi. Nhất là các vị trí cột số 16, 108 địa hình cao, đường trơn trượt nhiều công nhân đã bị ngã khi lên tuyến này. Hay có những đoạn đường khi gặp trời mưa, đường lầy thì anh em phải xuống đẩy xe và phải mất 3-4h đồng hồ mới đến vị trí cột được.

Đội truyền tải điện Hà Giang chỉ 10 người, mỗi tháng ít nhất một lần các anh đều đi kiểm tra 252 vị trí cột và hệ thống đường dây cao áp truyền tải điện dài hàng trăm cây số. Thế nhưng những sự cố do thiên tai gây nên là không lường trước được và trong mùa mưa bão phải kiểm tra, sửa chữa thường xuyên hơn. Những năm trước, vào mùa mưa bão, công nhân thường phải kiểm tra, xử lý sự cố sét đánh 3-4 lần, 2 năm trở lại đây nhờ hệ thống chống sét tốt nên sự cố sét đánh vỡ sứ đã giảm nhiều.

Người “giữ điện” giữa rừng Hà Giang
Phát quang hàng lang lưới điện

Không chỉ hệ thống cảnh báo sự cố tốt hơn mà điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, điều kiện sống và sinh hoạt của người công nhân tại Đội và Trạm cũng tốt hơn rất nhiều. Sau 11 năm thành lập thì có đến 10 năm những người thợ truyền tải điện Hà Giang phải làm việc trong điều kiện đi thuê mặt bằng. Cuối năm 2017 Truyền tải điện Đông Bắc, PTC1 đã chính thức khánh thành trụ sở làm việc và dãy nhà ở cho công nhân tại Đội truyền tải điện Hà Giang. Điều này đã góp phần động viên, khuyến khích tinh thần hăng say làm việc, quyết tâm gắn bó lâu dài với đội của người lao động.

“10 năm mà phải 4 lần thay đổi địa điểm trụ sở, chưa kể đến điều kiện làm việc thiếu thốn nhưng tâm lý ở chỗ này không biết được khi nào phải dọn đi chỗ khác cũng khiến anh em công nhân không khỏi dao động muốn chuyển đổi công việc”, Anh Quỳnh chia sẻ.

Khó khăn về trụ sở làm việc, điều kiệm làm việc, lao động đã được cải thiện thì khó khăn về chuyên môn, quản lý, vận hành vẫn luôn hiện hữu và có tính đặc thù so với các TBA khác trong cả nước.

Chia sẻ về vấn đề này anh Nguyễn Tín Hiệu - Trạm trưởng TBA 220kV Hà Giang cho biết “Hiện Trạm đang quản lý 2 tuyến đường dây, tuyến Thanh Thủy-Hà Giang-Thái Nguyên (mạch 2 mua điện từ Trung Quốc) và tuyến Hà Giang-Thái Nguyên (mạch 1) nhằm phục vụ công tác truyền tải nội bộ, truyền tải điện năng cho các phụ tải từ các nhà máy thủy điện ở Hà Giang (Thái An-Thuận Hòa)… đi Thái Nguyên và hòa vào lưới điện quốc gia. Do vậy tại TBA 220 kV có 2 thanh cái là 2 lưới điện vận hành độc lập và song song với nhau, một thanh cái cho đường dây nội bộ và một thanh cái cho đường dây mua điện từ Trung Quốc mà không hòa đồng bộ như tại các TBA 220 kV khác. Đây là khó khăn điển hình và đặc biệt của Trạm trong công tác quản lý vận hành, do vậy chúng tôi luôn phải nâng cao ý thức, trách nhiệm và chú ý nghiêm ngặt cũng như tuân thủ nghiêm túc quy trình quản lý, vận hành kỹ thuật tại Trạm”.

Luôn có phiên dịch đi cùng:

Nằm dọc trên tuyến hành lang lưới điện 220kV từ Thanh Thủy-Hà Giang-Bắc Mê đây là những địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số không nói được tiếng phổ thông (tiếng Kinh) nên giao tiếp với người dân địa phương là một trong những khó khăn của những người lính truyền tải điện nhất là khi các anh đi tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.

Cũng theo anh Phan Xuân Trường thì “Do bất đồng ngôn ngữ với bà con dân cư trong công tác tuyên truyền người dân bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, chúng tôi thường phải nhờ đến các cán bộ phụ nữ, trưởng thôn, bản hoặc giáo viên, y sỹ… để làm phiên dịch và hỗ trợ cho công tác tuyên truyền”.

Không chỉ bất đồng ngôn ngữ với bà con địa phương, bất đồng ngôn ngữ trong công tác quản lý, vận hành đường dây mua điện Trung Quốc cũng là một rào cản lớn. Chia sẻ với phóng viên anh Nguyễn Tín Hiệu -Trạm trưởng TBA 220kV Hà Giang cho biết “Định kỳ đến hạn chốt sản lượng điện giữa 2 bên chúng tôi đều phải thuê phiên dịch, tuy nhiên khi có sự cố lưới điện xảy ra ngoài các giải pháp về kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho lưới và TBA thì chúng tôi phải chờ có phiên dịch thì mới liên lạc được với phía đơn vị quản lý vận hành bên Trung Quốc để trao đổi và thống nhất phương án xử lý sự cố, đây cũng chính là hạn chế và khó khăn lớn của chúng tôi”.

Luôn gần dân

Với phương châm mỗi công nhân là một tuyên truyền viên, mỗi người dân trên tuyến là một bảo vệ. Mỗi thành viên trong Đội truyền tải điện Hà Giang đã thường xuyên tuyên truyền tới từng người, từng nhà, từng thôn bản nhờ đó đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bảo vệ hành lang lưới điện từ cơ sở vững chắc.

Với địa bàn rộng, địa hình khó khăn nên công tác kiểm tra trước mùa mưa bão cũng như đảm bảo hành lang lưới điện luôn được an toàn không bị ảnh hưởng do bà con đốt nương làm rẫy… luôn được thực hiện đầy đủ, cẩn thận và có sự góp sức của chính quyền và người dân địa phương. Mỗi sự cố hay nguy cơ sự cố có thể xảy ra Đội đều nhận được thông tin báo từ người dân một cách kịp thời.

Tại các vị trí cột đều được dán in số điện thoại của Đội truyền tải điện Hà Giang và Truyền tải điện Đông Bắc 3 để khi xảy ra sự cố người dân thấy sẽ dễ dàng gọi điện báo tin, và điện thoại luôn có người trực 24/24h để đảm bảo an toàn lưới điện quốc gia.

Người “giữ điện” giữa rừng Hà Giang
Tuyên truyền bảo vệ hành lang lưới điện tại dân cư

Chị Vàng Thị Dí - xóm Hà Sơn, xã Giang Nam, Vị Xuyên, Hà Giang cho biết: “chúng tôi thường xuyên được các anh trong Đội truyền tải tuyên truyền về công tác bảo vệ hành lang lưới điện. Các anh cũng phát cho các tờ rơi tuyên truyền việc gì không nên làm ở khu vực hành lang lưới điện, cũng như hướng dẫn cách phát hiện đâu là nguy cơ sự cố có thể xảy ra để kịp thời báo cho Đội truyền tải biết để có hướng xử lý khắc phục. Ngoài ra nhiều khi lên tuyến các anh em nếu có dịp đều cùng với dân bản ăn cơm hoặc nghỉ uống nước giữa trưa thì các cán bộ cũng hướng dẫn người dân chúng tôi cách phòng chống tai nạn, rủi ro gây ra hoặc giúp chúng tôi mắc lại bóng điện. Dân bản chúng tôi rất yêu quý anh em trong Đội truyền tải”.

Chia tay những người dân ở Hà Sơn, những người thợ Truyền tải điện Hà Giang, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi đã thấy nụ cười ấm áp nghĩa tình của người dân địa phương khi nói về Người “giữ điện” giữa rừng Hà Giang.

Thu Hường – Nguyễn Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động