Những công nhân làm chủ núi rừng biên giới

Những công nhân từ Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam đi xây dựng kinh tế mới vào huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai lập nghiệp. Đạp bằng gian khó, họ thực hiện vai trò tiên phong đi mở đất, dựng nghiệp. 

Bằng sự sáng tạo, lòng quả cảm không chùn bước trước khó khăn, họ đã biến một vùng rừng núi hoang vu, bom cày đạn xới thành một vùng quê trù phú, giàu có vào loại bậc nhất ở Tây Nguyên hiện nay.

Những công nhân làm chủ núi rừng biên giới
Cao su bén rễ trên đất vùng biên giới Chư Prông

Khi màn đêm buông xuống, cả một vùng chân núi biên giới Chư Prông sáng như một trời sao. Ánh điện lung linh huyền ảo, quyện với những thanh âm rộn rã từ những dãy nhà cao tầng ở thị trấn biên giới này gợi cho ta cảm giác như đang sống ở một nơi phồn hoa đô hội. Người ta không biết rằng, chính nơi đây hơn 40 năm về trước là vùng đất bom cày, đạn xới, hoang tàn bởi chiến tranh để lại.

Chư Prông là một huyện biên giới phía Tây của tỉnh Gia Lai giáp với nước bạn Campuchia. Đây là dải đất rộng trên 170.000ha, nằm dưới đỉnh núi Chư Prông lộng gió đã cho huyện mang tên ngọn núi án ngữ vùng đất phía Tây.

Tiên phong đi mở đất

Ông Võ Toàn Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cao su Chư Prông nhớ lại, đầu năm 1977, theo thỏa thuận giữa hai tỉnh cũ là Gia Lai - Kon Tum và Hà Nam Ninh, hơn 30 đảng viên, công nhân của nông trường dứa Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình được phân công đi tiền trạm để xây dựng vùng kinh tế mới trên vùng đất Gia Lai. Sau đó là gần 4.000 con người từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam đã từng đợt lần lượt vào theo. Họ rời quê hương mưu cầu một cuộc sống mới no đủ hơn. Nhưng rừng núi hoang vu, vắt muỗi và bom mìn của chiến tranh để lại… đã làm cho nhiều người nản chí. Sau hơn 1 năm, chỉ còn vài trăm người bám trụ.

Chị Phạm Thị Na, người đến đây từ khi mới 16 tuổi, nguyên là Bí Thư chi bộ, Đội trưởng Đội sản xuất số 10, Nông trường Thống Nhất bồi hồi: “Khó khăn, gian khổ quá, nhất là chứng kiến những cái chết thương tâm do khai hoang giẫm đạp phải bom mìn”. Rồi chị khóc lên thành tiếng: “Tôi cũng suýt nữa thì bỏ về. Nhưng được các đảng viên lớn tuổi động viên… Và không ngờ đến hôm nay, gia đình tôi đã đổi đời cũng nhờ chính vùng đất gian khó này”.

Những công nhân ở Nông trường dứa Đồng Giao (Ninh Bình) xưa, những người chỉ quen với cây lúa và hoa màu nơi đồng bằng Bắc bộ, thì nay phải quay quắt với việc trồng cây cao su trên đồi cao, đất dốc nên lúng túng, bỡ ngỡ, nhiều người tỏ ra chán chường, bỏ cuộc… Nông trường cao su Chư Prông đã được thành lập giữa năm 1977 và sau đó hơn 2.000ha cao su mới trồng đã phải thanh lý một nửa vì không phát triển được. Sự thật phũ phàng, công nhân xao xác kẻ ở người đi lang bạt kiếm sống. Như lời đảng viên Mai Khắc Tuấn, nguyên Trưởng phòng tổ chức cán bộ của công ty tâm sự: “Dù gian khổ đến mấy và còn rất ít người ở lại, chúng tôi đều là những đảng viên, nhiều đồng chí đã trưởng thành trong quân đội vẫn vững vàng trụ lại, đi tiên phong hướng dẫn, thuyết phục công nhân bám đất bám rừng để trồng cây cao su như Nghị quyết của chi bộ đã xác định”.

Ông Lương Văn Quý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn công ty nhắc lại câu thành ngữ: “Trong cái khó ló cái khôn” và đúng là như vậy. Bằng sức tổng lực dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và tiếp sức từ đồng bào các dân tộc nơi đứng chân, công ty đã huy động vốn, sức lao động nhàn rỗi của người dân, kẻ góp công, người góp của để phát triển nguồn cao su gia đình; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây, quản lý kinh tế chặt chẽ và khoa học.

Từng chi bộ đã ra Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi đảng viên lãnh đạo từ 10-15 hộ gia đình trong nhiệm vụ bám đất rừng để khai hoang trồng cao su. Thế là chỉ sau một một thời gian ngắn, đơn vị đã chuyển bại thành thắng, lấy lại niềm tin cho người lao động. Trong công cuộc kiến thiết từ các nông trường của công ty, đã xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên, công nhân trưởng thành từ gian khó như: Phan Sỹ Bình, Trần Ngọc Bính, Lương Văn Quý, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Hạnh… Các thế hệ đảng viên, công nhân trong hơn 40 năm qua luôn tạo dựng cho công ty tâm thế mới, trẻ già nương tựa nhau cùng đi chung một hướng là phát triển công ty ngày càng bền vững.

Cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên, giữa cung cách làm ăn cũ và mới, giữa trí trệ và tiến thủ… đã mang về cho Công ty Cao su Chư Prông những luồng gió mới. Vẫn những con người ấy, những đảng viên, công nhân ấy nhưng trái tim và khối óc thì đã chuyển thay, luôn khát khao cho đất rừng biên giới này thay đổi. Những biến cố, thăng trầm ở vùng đất này ngày xưa, nay đã tươi non, xanh thẳm của cao su bạt ngàn, tươi tốt. Hơn 40 năm, sức của con người thật là kỳ diệu. Đến nay, công ty đã có gần 3.500 cán bộ, công nhân với gần 12.500ha cao su trải dài dọc vùng biên giới, gần 200ha cà phê với 7 nông trường: Thống Nhất, Thanh Bình, Đoàn Kết, Suối Mơ, Hòa Bình… và nhiều xí nghiệp trực thuộc, trong đó có nhà máy chế biến mủ cao su công suất 9.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất 5.000 tấn/năm.

Nói về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, ông Trần Ngọc Bính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty cho biết, công ty luôn bảo tồn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh. Nếu doanh thu năm 1997 chỉ có trên 24 tỷ đồng thì nay có thời điểm cao su được giá nhất đã đạt trên 1.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt trên 300 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 5,5 triệu đồng/người/tháng. Đảng bộ công ty luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh hàng năm. Hiện nay, Đảng bộ có trên 200 đảng viên sinh hoạt tại 13 chi bộ gồm các nông trường, đội sản xuất, trường học, nhà máy chế biến…

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Rơ Chăm Buk, chị nói: “Tôi là công nhân của công ty, làm cao su nếu được giá thì lương cao, thưởng lớn, thật là ưng cái bụng lắm!”. Tôi đã gặp những công nhân cạo mủ cao su giỏi mà vẫn thường gọi là “Bàn tay vàng” như Hoàng Văn Đông, KBăh Bem, Rơ Mah Lớ, Nguyễn Huy Hoàng… của công ty, đó là những gương mặt rạng ngời, toát lên một cuộc sống no đủ, ấm êm của những người đã xác định gắn bó trọn đời với đất và rừng cao su nơi đây.

Bây giờ, Công ty Cao su Chư Prông đã trở thành một vùng quê giàu có. Hàng ngàn ngôi nhà mới của cán bộ, đảng viên, công nhân được xây cất theo kiểu hiện đại. Cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm và các dịch vụ thương mại, thông tin… được phủ khắp và được xếp vào loại bậc nhất so với các huyện ở Tây Nguyên. Chiều chiều, khi mặt trời vừa xuống chân núi Ia Đrăng, mọi người thả bộ trên những con đường đất đỏ xanh thẳm cao su và thơm ngậy mùi hương trái chín của cà phê, lòng người càng thêm thư thái. Trên mỗi gương mặt mà ta bắt gặp, dù người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều ánh lên niềm vui no đủ. Chiều về, sau một ngày lao động, những chàng trai, cô gái dân tộc Jơ Rai, Xơ Đăng của các xã Ia Boòng, Ia Me, Ia Tô, Ia Băng rảo bước trên những con đường nhựa rộng mở, ánh mắt tràn đầy hạnh phúc vì họ đã cùng với công ty đón nhận danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và nhiều danh hiệu cao quý khác trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển.

Giúp đồng bào thiểu số cùng tiến bước

Nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Phan Sĩ Bình khẳng định: “Ở địa bàn chiến lược như biên giới Chư Prông, việc đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân cao su là đúng đắn và cần thiết, hướng đến cho bà con các dân tộc thiểu số làm chủ mảnh đất của mình nên Đảng bộ công ty xác định là mục tiêu xuyên suốt từ trước tới nay”.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã thu nhận hàng trăm người dân tộc Ja Rai ở các xã lân cận vào làm công nhân của công ty. Đến nay, công ty đã có trên 1.500 công nhân là người Ja Rai ở 42 buôn của 11 xã trong huyện, chiếm gần 50% tổng số công nhân của công ty. Riêng ở Nông trường Hòa Bình, có đến gần 92% công nhân là người Ja Rai, hoặc ở Nông trường Suối Mơ, tỷ lệ này là 77%. Công ty đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm trên 100km đường cấp phối, 19km đường nhựa, 10km đường điện trung hạ thế, xây dựng trung tâm y tế 30 giường bệnh rồi trường học từ thị trấn đến các buôn làng… cho bà con. Giúp bà con vay không lãi để làm nhà kiến cố, ưu tiên về việc làm, định mức đầu tư, đơn giá tiền lương… rồi xóa mù chữ, bổ túc văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 cho trên 500 người Ja Rai ở các xã.

Trong số trên 1.500 người dân tộc thiểu số được tuyển dụng vào làm công nhân, được giao khoán chăm sóc vườn cây, không chỉ đời sống được đảm bảo, vượt khỏi đói nghèo mà còn vươn lên làm giàu như vợ chồng trẻ Rơmah Bli và Siu Keng ở làng Klă, xã Chư Đrăng là một ví dụ. Với 3ha cao su nhận khoán, thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng, có những tháng thu trên 10 triệu đồng. Anh chị còn được công ty hỗ trợ trồng 800 cây cà phê, cấy 3ha lúa nước, thu nhập mỗi năm trên 120 triệu đồng. Còn với anh Kpă Toa, 26 tuổi ở đội 4, Nông trường Đoàn Kết khi được hỏi vì sao trở thành thợ cạo mủ giỏi thì anh nói: “Mình phải luôn mài con dao cho thật sắc, đi cạo đúng giờ, đúng kỹ thuật…”. Anh khoe: “Tết vừa qua gia đình em được thưởng 20 triệu đồng do vượt sản phẩm khoán ”.

Theo nguyên Tổng giám đốc Phan Sĩ Bình, việc chuyển giao kỹ thuật cho người dân tộc thiểu số làm cao su chính là điều kiện và cơ hội cho bà con, về lâu dài sẽ trở thành một thế hệ công nhân mới - những người chủ thật sự để làm giàu ngay trên mảnh đất biên giới Chư Prông giàu truyền thống cách mạng của mình.

Đêm về trên biên giới Chư Prông thật thanh bình, yên ả. Trong nhịp sống hối hả hôm nay của những người công nhân đang làm chủ núi rừng biên giới, hương đất Chư Prông tỏa ra từ cao su, cà phê, từ những ngôi nhà khang trang trong những con đường nhỏ bình yên, no đủ.

Trên nhà rông cao vút của xã Chư Đrăng, bên dòng suối Ia Đrăng quanh năm cuộn chảy, tôi nghe rõ âm hưởng cất lên từ bài hát “Đêm trên Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên trên chiếc loa truyền thanh vọng vào vách núi: “Em có thấy góc trời biên giới, như rực ánh hồng chân mây. Hỡi gió núi hãy hát cùng ta, nắng quê hương bừng lên, mãi xanh tươi cuộc đời’’… mà thấy tha thiết, thân thương quá giữa đất trời biên giới thân yêu.

Nguyễn Khánh Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Số liệu thống kê cho thấy, số người rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua chủ yếu là nữ, vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Lợi dụng mô hình kinh doanh trực tuyến, các đối tượng tạo các gian hàng ảo, sau đó kêu gọi nhiều người nạp tiền để kinh doanh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập nâm 2024 tại Hà Nội sẽ được tổ chức với 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/5/2024 (tức ngày 26-27/3 Âm lịch) tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) với nhiều hoạt động phong phú.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Sáng ngày 28/3, một cơn mưa lớn đã xuất hiện ở khu vực Yên Bái - Lai Châu, gây ra trận mưa đá dày đặc tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đang vào thời điểm đầu mùa vẫn còn khá ít người bán, giá hoa vì thế rất đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người chơi chấp nhận.
Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4, Cục Thống kê thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (gọi tắt điều tra DSGK 2024) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore:  Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore: Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Liên quan tới vụ sập cầu ở Baltimore, các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD, khiến thảm kịch trở thành tổn thất bảo hiểm vận chuyển kỷ lục.
Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Mặc biển cảnh báo “có điện, nguy hiểm chết người”, nhiều người vẫn bất chấp, kinh doanh gầnbiến áp, trụ, bốt điện.
EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Sáng 28/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực đã công bố quyết định thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và Ban điều hành mạng lưới cựu sinh viên.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Tài khoản bất ngờ nhận gần nửa tỷ đồng, nam sinh 18 tuổi ở Khánh Hòa cùng bố ra ngân hàng xác minh, trả lại cho người chuyển nhầm.
Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Đây là ý kiến phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại buổi trao đổi kinh nghiệm về việc triển khai Đề án 06/Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay 28/3/2024, phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam. Bắc vịnh Bắc Bộ đêm có mưa rào và dông rải rác.
Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024, Hà Nội có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Giáo dục để hình thành thói quen tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

Giáo dục để hình thành thói quen tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

Cần giáo dục hàng ngày, hàng giờ để hình thành thói quen, hành vi tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Đồng Nai ra khuyến cáo sau vụ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 100 tỷ đồng

Đồng Nai ra khuyến cáo sau vụ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 100 tỷ đồng

Ngày 27/3, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản tăng cường tuyên truyền, đấu tranh, phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Báo Công Thương đoạt giải C Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Báo Công Thương đoạt giải C Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Chiều tối 27/3, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”. Báo Công Thương đã đoạt giải C giải thưởng này.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Chiều ngày 26/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Bộ đội Biên phòng Hà Giang) đã tiếp nhận một trẻ em thất lạc trên biên giới, khu vực mốc 264.
Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe với tất cả phương tiện giao thông

Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe với tất cả phương tiện giao thông

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đề nghị mở rộng việc đấu giá biển số xe đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động