Nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thảo luận, thống nhất ban hành Nghị quyết 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN nhà nước (DNNN). Đây là tiền đề quan trọng để khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh của DNNN.
Phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước
EVN cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội

Đóng góp quan trọng

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, cùng với cơ chế, chính sách của nhà nước, DNNN vẫn là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động thị trường; đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.

Thống kê cho thấy, số lượng DNNN chỉ chiếm khoảng 0,67% nhưng có đóng góp tới 28,8% GDP. Các DNNN hoặc có vốn nhà nước chi phối đều nằm trong top đầu về đóng thuế. Hay việc điều tiết giá một số loại sản phẩm thiết yếu như điện, xăng dầu, than... thông qua DNNN góp phần giữ ổn định mặt bằng giá đầu vào cho các ngành sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, DN, qua đó, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát... điều này cho thấy vai trò trụ cột, then chốt của DNNN trong nền kinh tế là rất lớn.

Đơn cử như trong lĩnh vực năng lượng, nhất là điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng xác định là "phải đi trước một bước" để tạo nền tảng, tiền đề cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Và trong suốt những năm qua, trọng trách này được đặt trọn trên vai 3 trụ cột của ngành năng lượng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Thấm nhuần quan điểm này, Đảng ủy EVN bám sát các chủ trương, chính sách để chỉ đạo xuyên suốt cấp ủy và chính quyền đơn vị ở tất cả các khối thực hiện tốt nhiệm vụ ưu tiên số 1 là đảm bảo đủ điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhờ đó, hệ thống điện bao gồm cả nguồn lẫn lưới không ngừng củng cố, mở rộng; sản phẩm dịch vụ cải tiến, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu điện mà còn có dự phòng, góp phần thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, ngành điện đã thực hiện tốt mục tiêu Nghị quyết của Đảng là gần 100% số hộ dân (bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) được sử dụng điện, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, chủ quyền biên giới quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới...

Tương tự, Đảng ủy PVN và TKV cũng tích cực cùng với EVN hiện thực hóa các chủ trương này. Cụ thể, bên cạnh phát triển lĩnh vực khai thác, thăm dò dầu khí, PVN đã thành lập tổng công ty điện lực để quản lý đầu tư xây dựng và vận hành các dự án điện theo nhiệm vụ Chính phủ giao. Đến nay, PVN đã đưa vào vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy điện khí, nhiệt điện than, thủy điện ở khắp mọi miền đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hay như TKV, thực hiện chủ trương từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ủy Tập đoàn và Đảng ủy Than Quảng Ninh đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện vượt định mức sản lượng than khai thác đạt 11,3 triệu tấn năm 2000; năm 2007 đạt 42,2 triệu tấn, vượt mục tiêu sản lượng mà Quy hoạch phát triển ngành than đề ra cho năm 2020 (42 triệu tấn), đáp ứng đủ nhu cầu than cho điện và hộ sản xuất khác, đồng thời xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần giảm nhập siêu và tạo nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển mở rộng.

Không chỉ vậy, các tập đoàn còn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội, hoạt động xã hội từ thiện đối với địa phương và cả nước, đặc biệt là Chương trình 30a của Chính phủ, quyên góp cho đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ biển đảo...

Tồn tại cần khắc phục

Dù khối DNNN có đóng góp to lớn và chuyển biến tích cực, hơn 15 năm qua theo hướng sắp xếp tinh gọn, tự chủ, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Về những hạn chế của DNNN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: DNNN vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư. Nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân.

Sở dĩ còn hạn chế, yếu kém là do nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, cũng như yêu cầu và giải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DN chưa đầy đủ. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về DNNN còn nhiều yếu kém, bất cập; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chưa rõ ràng, tạo kẽ hở để hình thành "nhóm lợi ích"; công tác đào tạo cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thực hiện hiệu quả, sai phạm chưa được xử lý nghiêm minh.

Nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, đồng thời phát huy được vai trò dẫn dắt của DNNN là việc làm cấp thiết. Điều này đã được hiện thực hóa tại Hội nghị Trung ương ương 5, khóa XII bằng Nghị quyết 12-NQ/TW.

Bước đột phá

Có thể nói, Nghị quyết 12-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở kế thừa và bổ sung nhiều nội dung mới, toàn diện hơn, sẽ tạo nền tảng cho DNNN phát triển trong tình hình mới.

Cụ thể, về phạm vi ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN được xác định rõ hơn: "DNNN chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư". Kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn trong những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, thậm chí cho phá sản DN yếu kém. Quan điểm này sẽ giúp loại bỏ tình trạng "cha chung không ai khóc", "vô trách nhiệm" trong quản lý điều hành hay lợi dụng DNNN để tư lợi riêng, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước, tạo dư luận không tốt cho xã hội như đã từng xảy ra.

Nghị quyết 12-NQ/TW xác định quan điểm: DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế...; tách bạch nhiệm vụ chính trị xã hội của DNNN; xóa bỏ cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN...

Một điểm mới khác của Nghị quyết 12-NQ/TW là khắc phục những tồn tại về công tác cán bộ trong DNNN với các giải pháp cụ thể như xây dựng và áp dụng khung quản trị DN phù hợp với chuẩn mực quốc tế đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ; tạo lập môi trường quản trị DN lành mạnh, hiệu quả, tránh tình trạng móc ngoặc hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau", lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh đó là chủ trương:"Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại DN. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN".

Sau cùng là giải pháp đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng tại DNNN. Đặc biệt có quy định rõ ràng trách nhiệm của cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức Đảng trong DN NN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động