Sức nóng từ than

Từ thời bao cấp, than xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ lớn nhất nước ta và ngành than luôn là nơi thí điểm những mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến...
Bác Hồ nâng hòn than thứ 4 triệu tấn. Ảnh: Nguyễn Văn Vượng

Bác Hồ nâng hòn than thứ 4 triệu tấn. Ảnh: Nguyễn Văn Vượng

CôngThương - Ngay sau ngày Khu mỏ Hồng Quảng được giải phóng, các mỏ than là những đơn vị công nghiệp được đầu tư cơ khí hóa sớm nhất với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô cả về thiết bị, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm tăng nhanh sản lượng, có đủ than cho tiêu dùng trong nuớc và xuất khẩu. Tháng 8/1960, hai mỏ than Cẩm Phả, Hồng Gai được tách ra thành 8 xí nghiệp, trong đó có 3 mỏ lộ thiên khai thác cơ khí hiện đại là Đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu với công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm/mỏ, 2 mỏ hầm lò Thống Nhất, Hà Lầm và 2 xí nghiệp tuyển than Hồng Gai, Cửa Ông cùng với mỏ Mạo Khê và mỏ Quán Triều (Thái Nguyên). Sản lượng than tăng nhanh, năm 1964 đã đạt được 3,2 triệu tấn than sạch - gấp hơn 3 lần sản lượng năm cao nhất thời tư bản Pháp (1939). Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá, mô hình tổ chức chưa phù hợp và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, tốc độ bóc đất đá chậm, không mở rộng được diện khai thác.

Ngày 15/11/1968, Bác Hồ đã có cuộc gặp gỡ với đoàn đại biểu công nhân ngành than và chỉ rõ nguyên nhân làm cho sản xuất than trì trệ, đó là “Tổ chức kém, quản lý kém”. Bác nói: “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc” và Người kêu gọi: “Đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp”. Thực hiện những lời dạy của Hồ Chủ tịch, công nhân các xí nghiệp ngành than vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa chiến đấu kiên cường, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam 3 tiểu đoàn chiến sĩ của thợ mỏ mang tên “Binh đoàn than”, lập nhiều chiến công ở chiến trường Tây Nguyên.

Từ phong trào thi đua “giành năng suất kỷ lục” của thợ mỏ ngành than, 5 năm qua, đã có 647 tổ đội, xe máy đạt năng suất kỷ lục, trong đó có 140 tổ đội dẫn đầu ngành; 1.628 tổ đội đạt cấp đơn vị thành viên.

Trải qua nhiều lần thay đổi tổ chức, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, rồi Bộ Mỏ và Than, Bộ Điện Than, Bộ Năng lượng; các công ty, xí nghiệp phải tách ra, nhập vào nhiều lần, sản lượng than chỉ nằm ở mốc trên dưới 5 triệu tấn/năm.Ngành than bước vào cơ chế thị trường với muôn vàn khó khăn, nhất là sau khi Liên Xô tan rã, không còn nguồn vật tư, máy xúc, ôtô, máy khoan… nhiều công trường chỉ hoạt động được 40-50%. Đời sống công nhân vô cùng khó khăn. Ngành than phải đổi USD tiền xuất khẩu lấy tiền đồng Việt Nam để trả lương cho công nhân, đổi than lấy gạo, lấy đường, vải, mì chính để bảo đảm cuộc sống cho thợ mỏ.Từ chủ trương khai thác lộ vỉa, ban phát chỉ tiêu xuất khẩu, nạn than thổ phỉ hoành hành, môi trường ô nhiễm, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ, năng động cho cơ sở. Cùng với việc cơ cấu lại tổ chức sản xuất, tập trung giải quyết những khó khăn ở các khâu yếu, Tổng công ty Than Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh bước đầu lập lại trật tự trong sản xuất và tiêu thụ, động viên được khí thế thi đua của toàn thể công nhân. Sau 4 năm đã đưa sản lượng than lên 10 triệu tấn - mốc son mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành than vào năm 2000.Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á (1997 – 1999) khiến ngành than ứ đọng 4,3 triệu tấn than, phải giãn sản xuất, tưởng khó vượt qua được. Nhưng nhờ mở rộng thị trường và áp dụng nhiều biện pháp kích cầu, kiên quyết đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cấp nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, ngành than đã vững vàng bước vào thế kỷ XXI trong vị thế mới, đưa sản lượng lên 15 triệu tấn rồi 25, 30 tiệu tấn và sau 15 năm đã vượt qua sản lượng 40 triệu tấn/năm, tăng gấp 8 lần ngày mới thành lập. Sự tăng tốc của ngành than có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện để các ngành kinh tế của đất nước phát triển nhanh.

Công nhân mỏ than đã biết vận dụng những kỹ thuật tiên tiến trong khai thác hầm lò

Với chủ trương sản xuất đa ngành trên nền than, ngành than đã rất thành công trong việc chế tạo vật liệu nổ và các nhà máy nhiệt điện hoạt động rất hiệu quả. Từ Tổng công ty Than trở thành Tập đoàn Than rồi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, công nhân, cán bộ ngành than không ngừng phát huy truyền thống bất khuất, sáng tạo và ý thức trách nhiệm cao, dù trong bất cứ hoàn cảnh khốc liệt nào cũng đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của đất nước.Ngành than Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, công nhân giàu nhiệt tình cách mạng, có đủ năng lực khoa học, kỹ thuật hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để khai thác thành công xuống moong sâu, cơ giới hóa hầm lò, mở thêm nhiều lò giếng đứng, lò giếng nghiêng, đưa công suất lò chợ tăng gấp 5 lần trước đây. Nhiều mỏ than đã đạt được sản lượng từ 2-3 triệu tấn/năm. Thu nhập của thợ mỏ trong 15 năm qua đã tăng gần 10 lần. Đời sống văn hóa mang bản sắc thợ mỏ đang tỏa khắp các ngõ ngang, xóm thợ với những nét đẹp ấm tình người.Dù trong hoàn cảnh nào, công nhân, cán bộ ngành than cũng luôn đoàn kết, đồng tâm, sáng tạo, đáp ứng mọi yêu cầu của đất nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế tiêu dùng than tăng trưởng nhanh. Tuy vậy, từ chỗ sản xuất than quá nhanh không tiêu thụ kịp phải giãn sản xuất (1999), đến nay, dù sản lượng đã tăng lên hơn 4 lần và có thể gấp 5 lần trong những năm tới thì vẫn phải tính đến phương án nhập khẩu, vì chỉ riêng than cung cấp cho nhiệt điện sẽ lên đến 75 triệu tấn/năm - bằng toàn bộ sản lượng than có thể khai thác được ở vùng đông bắc trong 10 năm tới.

Theo dự báo đáng tin cậy, mức tiêu dùng than của Việt Nam sẽ đạt đến khoảng 250 triệu tấn từ sau năm 2025 và nhiều chuyên gia lo ngại rằng, lúc đó có ngoại tệ mạnh cũng khó mua được than hoặc phải mua với giá rất cao cộng thêm chi phí vận chuyển lớn, liệu các ngành tiêu dùng nhiều than vốn quen dùng than giá rẻ có chịu nổi giá nhập khẩu gấp vài lần không? Việc nhập những thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều than, gây ô nhiễm môi trường cần phải loại bỏ. Sức nóng từ than đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế tăng tốc, nhưng hôm nay, sức nóng đó lại đang thúc giục thợ mỏ cần nỗ lực sáng tạo hơn nữa để giải được bài toán của tương lai.Mức tiêu dùng than ngày càng lớn đòi hỏi ngành than phải tiếp tục tăng tốc, triển khai nhanh việc thăm dò và khai thác than Đồng bằng sông Hồng để giảm việc phải nhập hàng trăm triệu tấn than trong 10 – 15 năm tới. Truyền thống bất khuất, sáng tạo cần được phát huy khi phải khai thác xuống sâu hơn, phải làm quen với những môi trường khai thác phức tạp hơn. Tin rằng, sức sáng tạo của công nhân, cán bộ ngành than sẽ viết tiếp những trang sử mới sáng ngời, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần xứng đáng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Tính đến thời điểm này, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 56,76% khối lượng.
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có giải pháp cấp điện hè 2024, trước mắt sẽ đảm bảo điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trong thời gian nghỉ Lễ ngày 30/4-1/5
Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng TK&HQ 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Lễ Phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương (Hà Nội) vào sáng 22/4.
Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Công ty TNHH Thuỷ điện Cam Ly mong muốn Lâm Đồng sớm xem xét, chấp thuận cho nhận chuyển nhượng lại dự án Thuỷ điện Cam Ly để triển khai dự án đúng tiến độ.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động