Thiên tai - lỗi tại... "nhân tai"

Đăk Lăk hiện có 157 hồ chứa nước đã cạn kiệt, tổng diện tích cây trồng bị hạn đã lên tới 34.168 ha, trong đó có 8.059 ha lúa nước, 25.294 ha cà phê.
Hoạt động sản xuất tác động lớn đến BĐKH

Hoạt động sản xuất tác động lớn đến BĐKH

CôngThương -  Toàn tỉnh đã có 3.004 ha hoa màu bị mất trắng, tổng thiệt hại ước tính trên 1.073 tỷ đồng. Việc cấp nước sinh hoạt tại TP. Buôn Ma Thuột chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu.

Con người - tác nhân chính

Không riêng Đăk Lăk, khu vực Tây Nguyên hiện có 51.403 ha cây trồng thiếu nước và hạn hán. Sự xâm nhập của nước mặn và những đợt nắng nóng, gió Lào ngày càng tăng khiến tình hình càng trở nên căng thẳng. Cường độ bão lũ ngày càng lớn, chế độ thủy triều bị thay đổi gây ngập lụt khắp nơi. Hậu quả là, trong khi nơi này phải oằn mình chống lũ thì nơi khác lại điêu đứng vì hạn hán cũng như những trận mưa đá dữ dội liên tiếp ở phía Bắc... Tất cả những sự cố trên đều mang tên “Biến đổi khí hậu” (BĐKH).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tác nhân cơ bản gây ra BĐKH chính là con người. Nguyên nhân sâu xa là sự bùng nổ dân số, chính sách phát triển kinh tế nhanh thúc đẩy sự phát triển “nóng” công nghiệp và cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất; các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày một tăng về tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Các khu rừng liên tục bị tàn phá, khai thác tận kiệt để lấy gỗ, làm thủy điện, khai khoáng, mở rộng diện tích cư trú, canh tác khiến các mạch nước ngầm bị suy kiệt.

Vùng Tây Nguyên trồng rất nhiều cây công nghiệp nhưng không có quy hoạch, dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn nước để tưới cây dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nước mặt và nước ngầm khiến nguồn nước dự trữ tại các sông suối và hồ đập cạn kiệt. Các kênh, rạch bị xâm lấn làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên; xây dựng nhà cửa không hợp lý khiến nước thải không thoát được làm ngập úng đô thị. Những công trình thủy điện xây tràn lan khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn, nước mặn xâm lấn vào đất liền. Tình trạng xói lở đất các xã ven biển dẫn đến tình trạng mất đất, mất rừng. Nhiều dòng sông bị “bức tử” do nước thải… khiến lũ lụt “hung hãn” hơn, khô hạn khắc nghiệt hơn.

Nên dựng một kịch bản BĐKH khác?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

 Các địa phương cần phân loại các dự án ứng phó BĐKH hợp lý để vừa đảm bảo độ bền vững cho các công trình phòng chống thiên tai, vừa an toàn cho tài chính quốc gia. Nếu sử dụng không tiết kiệm, đúng mục đích, dù đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cũng không giải được bài toán ứng phó BĐKH.

Tháng 6/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã công bố kịch bản BĐKH ở nước ta với những cảnh báo về nguy cơ mà Việt Nam phải đối mặt cho đến cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên, thực tế, BĐKH diễn biến nhanh hơn dự báo và đã hiện hữu ở khắp nơi.

Để hạn chế tác động của BĐKH, Chính phủ đã xây dựng Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng”. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ  8- 10% so với năm 2010; kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường. Giải pháp là: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; từng bước thích ứng với BĐKH, chủ động phòng tránh thiên tai; bảo vệ môi trường sống không bị suy giảm, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường…

Theo các chuyên gia, trong khi chờ  đợi hiệu quả của những giải pháp dài hạn thì Chính phủ cần có những kịch bản và biện pháp ngắn hạn trước những diễn biến khôn lường của thời tiết. Cụ thể: Khẩn trương xây dựng kế hoạch xả nước các hồ thủy điện trên tinh thần ưu tiên nước cho sinh hoạt và sản xuất; hướng dẫn người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, không canh tác rải rác như các năm; có kế hoạch trữ nước, tăng cường nạo vét kênh, mương để đảm bảo nước lâu dài cho vụ hè thu; khuyến cáo nhân dân không khoan giếng quá sâu gây mất nước trong vùng mà nên áp dụng giải pháp khoan ngang để gom nước chống hạn…

Về trung hạn, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về ứng phó với BĐKH; xây dựng pháp luật, cơ chế triển khai các giải pháp quy hoạch. Mặt khác, cần có chính sách rõ ràng, chế tài mạnh mẽ để bảo vệ môi trường. Thực hiện xã hội hóa các nguồn lực để bảo vệ môi trường, hướng đến đầu tư các dự án trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; xây dựng các công trình thủy lợi lớn, trọng điểm, đồng thời nâng cấp các công trình thủy lợi vừa và nhỏ hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhằm đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất. Quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ cần xem xét nhiều góc độ như: Hiệu quả kinh tế, tận dụng nước lũ, bảo vệ môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học, hạn chế chặt phá rừng làm thủy điện, xây dựng quy hoạch vận hành liên hồ hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng hưởng với nhau.

Nhiều chuyên gia còn hiến kế đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ, tránh cường độ lũ quá mạnh tác động đến dân cư; bố trí hồ thủy điện, thủy lợi có thể trữ được nước; xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích đường đi của lũ.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Ngành Công Thương Bình Thuận tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 theo tiến độ đã đề ra
Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động