Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 10 tại Hà Nội. 
Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng
Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 22 (GMS-22) tại Hà Nội

Những năm qua, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đã đạt những bước tiến quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực, góp phần khơi dậy, thúc đẩy phát triển tiềm năng kinh tế các vùng trong khu vực.

Tăng cường hợp tác khu vực

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng. Với nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài trợ khác, Chương trình đã hỗ trợ các dự án ưu tiên của tiểu vùng trong những lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thương mại, đầu tư khu vực tư nhân và nông nghiệp, trong đó, lĩnh vực giao thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Năm 2009, dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai có chiều dài 264km do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ với kinh phí lên tới 1,2 tỷ USD đã được khởi công xây dựng. Đây được coi là con đường chiến lược, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa sáu nước tiểu vùng sông Mekong gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Con đường không chỉ đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh đi qua, mà còn có ý nghĩa với cả vùng Tây Bắc, cũng như thúc đẩy sự hợp tác phát triển các nước trong khu vực. Tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam, đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, được đưa vào hoạt động tháng 9/2014 và là một phần trong dự án hành lang kinh tế Bắc-Nam, cho thấy con đường có tác động lớn tới hiệu quả kinh tế của một quốc gia, rút ngắn thời gian đi lại từ 7 tiếng xuống còn chỉ 3 tiếng.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Thao cho biết số phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách tham gia lưu thông trên tuyến đường này tăng rất mạnh so với trước đây. Nhiều người từ Điện Biên, Lai Châu cũng lựa chọn đi qua Sa Pa để nhập vào cao tốc về Hà Nội.

Số liệu thống kê của Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) cho thấy năm 2015, tổng lưu lượng xe qua lại trên đường cao tốc đến tỉnh Lào Cai đạt hơn 2.258.000 lượt xe, trung bình 6.200 lượt xe/ngày đêm, số lượng này đã lên tới hơn 3.531.000 lượt xe, trung bình đạt 9.674 lượt xe/ngày đêm trong năm 2017.

Đại diện Bến xe trung tâm tỉnh Lào Cai cho hay trước đây giao thông đường bộ đi lại khó khăn và nguy hiểm, mỗi ngày chỉ có khoảng 50-70 chuyến xe nhưng đến nay, trung bình Bến xe khách Lào Cai tiếp nhận khoảng gần 200 lượt phương tiện/ngày, 20% trong số đó là khách quốc tế.

Không chỉ phát triển du lịch, việc rút ngắn thời gian lưu thông cũng khiến cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới trên địa bàn, thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa các đối tác, thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Hoạt động giao thương tại cửa khẩu Lào Cao diễn ra sôi động với lượng phương tiện của Việt Nam và Trung Quốc chở hàng hóa xuất nhập cảnh ngày một gia tăng.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan tỉnh Lào Cai, số phương tiện Việt Nam xuất cảnh trong năm 2017 là 72.107 lượt so 25.686 lượt vào năm 2015 cho thấy hiệu quả rõ rệt từ việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ. Lưu lượng hàng hóa chuyển bằng container ngày càng tăng từ khi tuyến cao tốc được đưa vào sử dụng trên tuyến cao tốc này với chi phí cho nhiên liệu được tiết kiệm đến 10% và thời gian vận chuyển cũng cắt giảm được khoảng 50%.

Có thể thấy, dự án cao tốc Hà Nội-Lào Cai quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả tiểu vùng, làm thay đổi bức tranh kinh tế của các địa phương miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc thông qua tăng cường giao thông, giao lưu thương mại, thúc đẩy đầu tư và du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh dọc tuyến cao tốc khai thác được lợi thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như tăng cường cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp địa phương khu vực Tây Bắc trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển châu Á đã hỗ trợ hai hành lang kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng khác giúp kết nối Việt Nam với các quốc gia láng giềng khu vực: Hành lang kinh tế phía Nam, kết nối các thành phố và thị xã lớn ở khu vực phía Nam của tiểu vùng; Hành lang kinh tế Đông-Tây, trải dài 1.320km từ Cảng Đà Nẵng ở bờ biển phía Đông của Việt Nam tới tận bờ Ấn Độ Dương của Myanmar. Các hành lang kinh tế đều có một loạt dự án bổ trợ, thường nằm dọc theo một tuyến đường trọng yếu.

Trở thành tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập, hài hòa

Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác tiểu vùng Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại-đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập và hài hòa, các nhà lãnh đạo của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đã thông qua Khuôn khổ chiến lược 10 năm tại Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ tư vào năm 2011, làm cơ sở định hướng cho hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 2012 đến năm 2022. Khuôn khổ chiến lược này dựa trên cam kết và các kế hoạch phát triển quốc gia của các thành viên nhằm đẩy mạnh hội nhập, hợp tác khu vực trong và ngoài tiểu vùng Mekong mở rộng.

Các quốc gia thành viên tiểu vùng Mekong mở rộng tái khẳng định tầm nhìn và các mục tiêu chỉ đạo chương trình hiện nay là hướng tới một tiểu vùng sông Mekong thịnh vượng, hội nhập và hài hòa. Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong sẽ góp phần hiện thực hóa tiềm năng của tiểu vùng qua môi trường chính sách thuận lợi và hạ tầng kết nối hiệu quả nhằm hỗ trợ thương mại, đầu tư, du lịch và các hình thức hợp tác kinh tế xuyên biên giới khác; phát triển nguồn nhân lực và năng lực kỹ năng. Việc hình thành và triển khai Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, đảm bảo quá trình phát triển công bằng và bền vững, những lợi ích về môi trường, xã hội sẽ được tôn trọng đầy đủ.

Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng tập trung vào các lĩnh vực giao thông nhằm xây dựng các hành lang giao thông ưu tiên kết nối tiểu vùng và kết nối giao thông đến các trung tâm dân cư, các điểm đến du lịch, thị trường, các trung tâm hoạt động kinh tế khác, góp phần đẩy mạnh thương mại, du lịch, đầu tư, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ khác.

Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tại tiểu vùng nhằm thiết lập một thị trường điện năng khu vực, cạnh tranh và hội nhập, qua đó phát triển bền vững các nguồn lực năng lượng phong phú, cải thiện an ninh năng lượng, cơ hội tiếp cận các nguồn năng lượng hiện đại và trong khả năng chi trả của người dân.

Lĩnh vực nông nghiệp đặt mục tiêu về một tiểu vùng sẽ được công nhận trên toàn cầu là nơi sản xuất thực phẩm an toàn hàng đầu bằng các biện pháp nông nghiệp thân thiện với khí hậu và hội nhập với các thị trường toàn cầu qua các hành lang kinh tế khu vực.

Đồng thời, Chương trình còn hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm hình thành nên một khu vực, trong đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Các đề án hợp tác phát triển nguồn nhân lực tập trung vào đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động và di cư, phát triển xã hội, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, phòng chống HIV/AIDS, di cư an toàn, đào tạo kỹ thuật và nghề, giáo dục bậc cao và nghiên cứu.

Lĩnh vực phát triển đô thị tại tiểu vùng tập trung đầu tư cho các dịch vụ và hạ tầng đô thị ưu tiên tại các thành phố nhỏ, dọc các hàng lang giao thông tiểu vùng Mekong mở rộng. Bên cạnh đó, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng du lịch, kết hợp với nâng cao năng lực, đào tạo và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển bền vững.

Các nỗ lực về công nghệ thông tin và truyền thông tại tiểu vùng nhằm cải thiện kết nối viễn thông, cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hỗ trợ đẩy mạnh cơ hội tiếp cận thông tin truyền thông, giảm chi phí giao dịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực...

Theo Thông tấn xã VN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Thủ tướng thăm cửa khẩu Hữu Nghị và khảo sát một số dự án tại Lạng Sơn

Thủ tướng thăm cửa khẩu Hữu Nghị và khảo sát một số dự án tại Lạng Sơn

Sáng 21/4, tại Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và khảo sát một số dự án trọng điểm của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động