“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

Xuân Mậu Thân 1968 cách nay tròn nửa thế kỷ, sau mệnh lệnh tiến công “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam bắt đầu. Chiến công vĩ đại, hiển hách ấy là khúc ca hùng tráng, vang vọng đến tận hôm nay. Không chỉ làm nên lịch sử, có những người lính đã làm nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ…
“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
Hành quân vào chiến dịch

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, lúc đó anh Nguyễn Công Mẹo đã ngoài 30. Trong đợt cao điểm tuyển quân đầu năm 1966, giữa cái rét căm căm mà lòng anh nóng hừng hực đến ghi danh nhưng vẫn canh cánh trong lòng sợ người ta không lấy vì... tuổi cũng cưng cứng. Thêm nữa, anh còn sợ bị đánh trượt vì bị rụng mất hai chiếc răng và được ghi trong hồ sơ. Giữa những e ngại đó, anh thẳng thắn: “Tôi có thể rụng răng nhưng tinh thần chiến đấu chống giặc Mỹ trong tôi không bao giờ rụng”.

Và ước mơ của anh cũng được thỏa nguyện. Ngày 31/1/1966, anh nông dân Nguyễn Công Mẹo chính thức trở thành người lính Quân đội nhân dân Việt Nam. Để lại gia đình cùng người vợ và hai con thơ, những công việc đồng áng thân quen, tạm biệt nếp nhà tranh đẫm hương lúa, anh và những người cùng quê, bạn mới quen xốc ba lô lên đường.

Nhưng cũng phải chờ đến cả năm sau đó, khi thời gian luyện quân kết thúc, đơn vị của anh thuộc Sư đoàn 304B mới được lệnh vào Nam. Ăn Tết Đinh Mùi xong, cả đơn vị cuốc bộ ròng rã 5 tháng trời mới vào tới chiến trường. “Hai Lúa” xứ Thanh ngày nào đã nhanh chóng trưởng thành từ tiểu đội phó, tiểu đội trưởng rồi trung đội phó, trung đội trưởng. Chỉ trong 5 tháng, từ tháng 8/1967, khi bắt đầu đánh những trận đầu tiên tới cuối tháng 1/1968, khi là chính trị viên phó đại đội, anh cùng đồng đội đánh hàng chục trận, diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm lính Mỹ, Ngụy; bắn cháy 7 xe tăng, 3 xe quân sự và 3 trực thăng chiến đấu, phá hủy nhiều khí tài của địch.

Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, theo lệnh Tổng tiến công, Tiểu đoàn 16 của Nguyễn Công Mẹo sau 3 đêm hành quân thần tốc từ Long An và nhiều vòng kiểm soát của địch để tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đại đội 1 của anh là mũi chủ công đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của lính Mỹ trong 1 lô cốt, anh đã chỉ huy đại đội đánh sập chiếc lô cốt, diệt gọn tiểu đội lính Mỹ, đưa đơn vị thọc sâu vào sân bay, bắn cháy 2 nhà vòm chứa máy bay, 7 xe quân sự, trong đó có 4 xe tăng. Ngày 1/2/1968, lúc này trời đã sáng, lính Mỹ điều xe tăng M41 ra phản kích mãnh liệt. Quân ta thương vong nhiều, đạn bắn cạn dần. Trong khi trực tiếp dùng AK của một đồng đội đã hy sinh để bắn trả các đợt phản kích, anh Mẹo vẫn ra lệnh cho 1 chiến sĩ chiếm khẩu 12 ly 7 trên chiếc M41 bắn mạnh về phía địch.

Lúc này, trực thăng chiến đấu của địch phát hiện ra đội hình của ta và trút xối xả những làn đại liên xuống. Đại đội 1 của Nguyễn Công Mẹo hy sinh gần hết. Những chiến sĩ hết đạn nhưng còn sức đều cướp súng địch, dùng cả báng súng rồi lưỡi lê đánh trả địch. Chính trị viên phó Nguyễn Công Mẹo và chiến sĩ trên chiếc xe tăng M41 đã hy sinh ở tư thế đang đứng bắn, súng vẫn kẹp trong tay. Một số tên lĩnh Mỹ phản kích quá gần khi thấy cả hai ngươi giơ súng vội giơ tay hàng, sau không thấy bắn bèn tiến lại mới biết cả hai chiến sĩ đã hy sinh… Cho đến cuối giờ chiều ngày hôm đó, những chiến sĩ còn lại của Đại đội 1 được lệnh rút ra ngoài.

***

Khi “Hai Lúa” Nguyễn Công Mẹo còn đang bận rộn với việc đồng áng thì cách quê anh hàng trăm cây số, có một thanh niên kém anh cỡ nửa giáp có cái tên Ca Lê Hiến đang bận rộn chuẩn bị cho chuyến trở lại quê hương xứ dừa Bến Tre, để lại sau lưng tất cả những gì tốt nhất lúc đó có thể có được mà miền Bắc xã hội chủ nghĩa dành cho anh. Chưa đầy 30 tuổi nhưng những bài thơ của Ca Lê Hiến khi ấy luôn nằm trong phút giây được đón chờ nhất của tiết mục tiếng thơ mỗi đêm Chủ nhật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Thơ của anh da diết đến nao lòng: “Quê nội ơi mấy năm trời xa cách / Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng gầm trời xa lắc / Cớ sao lòng thấy nhớ thương”.

Và cũng như Nguyễn Công Mẹo, ước mơ cháy bỏng trở về quê chiến đấu của Ca Lê Hiến đã được thỏa nguyện. Nhà thơ trẻ tài năng lúc này đã thành chiến sĩ với khát khao cháy lửa không gì cản nổi với cái tên mới Lê Anh Xuân. Chỉ một cái bút danh thôi mà gói ghém, chất chứa bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu nỗi niềm riêng chung đã và sẽ gửi vào đó. Lê - chữ lót tên mình, Anh- chữ đệm của nhà văn Anh Đức (Bùi Đức Ái), người mà anh rồi sẽ gọi là anh vợ và Xuân- tên đệm của Bùi Xuân Lan, người con gái anh đã nắn nót ghi trong lý lịch là “người vợ sắp cưới”.

Lịch sử có những phút giây hội tụ ngẫu nhiên mà kỳ lạ vô cùng giữa những con người chẳng hề quen biết nhau để rồi chính họ sẽ làm nên lịch sử mới. Khi đơn vị của chính trị viên phó Nguyễn Công Mẹo đang chuẩn bị cho trận đánh thọc sâu vào phi trường Tân Sơn Nhất, cách đó vài cây số, nằm trong Bộ chỉ huy tiền phương của phân khu II Long An, nhà thơ Lê Anh Xuân cũng đang nóng lòng cho những dòng thơ mà anh tự hứa phải có trong những ngày Tổng tiên công. Ai, người nào, trận đánh ở đâu sẽ vào thơ anh? Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu trong tâm can anh. Với anh những câu hỏi ấy còn chưa có câu trả lời nhưng có điều đã rõ ràng: Bài thơ hay nhất là bài thơ sẽ viết.

Ít bữa sau trận đánh bi hùng tại sân bay Tân Sơn Nhất, những người đồng đội của Nguyễn Công Mẹo có dịp kể lại hình tượng cùng phút giây hy sinh vô cùng dũng cảm của anh Mẹo và đồng đội. Ngồi cách người kể chuyện không xa, Lê Anh Xuân chợt như thấy trong huyết quản cháy rần rật. Đó chính cái anh khao khát đợi chờ sâu thẳm trong tâm can. Bài thơ không hẹn, không gì ngăn cản nổi đã đến:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công…”

Bình tĩnh lại, Lê Anh Xuân đưa nhịp thơ trở lại phong cách quen thuộc của anh:

“Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước”

Chọn câu gì kết đây? Anh lặng đi trong giây lát.., đây rồi:

“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

Lê Anh Xuân chưa bao giờ gặp Nguyễn Công Mẹo. Anh cũng không có may mắn được nhìn thấy bài thơ của mình lên báo cũng như đi xa cùng làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Hai tháng sau đó, anh hy sinh trong một trận đánh đợt sau của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân. Nhà văn Anh Đức - người anh vợ như anh vẫn gọi - đã đổi tên bài thơ của anh từ “Anh giải phóng quân” thành “Dáng đứng Việt Nam”. Lê Anh Xuân cùng người chiến sĩ “không một tấm hình, không dòng địa chỉ” trong bài thơ mà chúng ta giờ đây đã biết - Nguyễn Công Mẹo đã hóa thân thành mùa xuân đất nước.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động