Ứng phó với chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thông tin

Doanh nghiệp phải có nghiên cứu thị trường, đặc biệt là luật liên bang và luật riêng của các tiểu bang từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược sản phẩm phù hợp để ứng phó với các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ.
Ứng phó với chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thông tin

Thị trường lớn cho hàng Việt

Đây là chia sẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ Công Thương vừa tổ chức sáng nay (18/5), tại TP. Hồ Chí Minh. Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, sự kiện này sẽ cung cấp thông tin, cập nhật tình hình chính sách, đưa ra những phân tích, nhận định, giải pháp để giúp định hướng cho doanh nghiệp (DN) xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường Hoa Kỳ một cách chuyên nghiệp và bài bản.

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2018 có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở Công Thương, các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, các hiệp hội và cộng đồng DN sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng ổn định ở mức cao.

Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa hai nước đã tăng 47 lần, từ 220 triệu USD năm 1994 (là năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỷ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt 50,81 tỷ USD vào cuối năm 2017.

Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Từ hơn 10 năm qua, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay vào thị trường Hoa Kỳ vẫn là các mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện tử… Trong khi đó, các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hay các sản phẩm tiêu dùng cao cấp, liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường đặc biệt khó tính này.

Đáng chú ý, Hoa Kỳ hiện đang áp dụng nhiều chính sách thương mại mới, tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

“Thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là do hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ đặt ra rất nhiều quy định chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu. Ngoài luật liên bang, mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ lại có những quy định, luật định khác nhau. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thông qua việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới, phức tạp về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông - lâm - thủy sản cũng ngày càng được Hoa Kỳ tăng cường áp dụng” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Cũng tại đây, ông Tim Linston – Phó Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh – chia sẻ, phát triển quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thời gian qua đã góp phần vào sự gia tăng lợi ích của DN hai bên. “Việt Nam là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư hiệu quả cho các DN Hoa Kỳ nhất là trong các lĩnh vực đầu tư, thành phố thông minh, giáo dục...” - ông Tim Linston khẳng định.

Ứng phó với chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thông tin
Doanh nghiệp trao đổi thông tin bên lề diễn đàn

Doanh nghiệp chủ động thích ứng

Từ phía các DN cũng cho biết, trong bối cảnh hội nhập toàn diện hiện nay, các chính sách bảo hộ thương mại là khó tránh khỏi. Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho rằng, xu hướng bảo hộ ngành thủy sản trong thời gian qua cũng cần nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau, ở khía cạnh tiêu cực lẫn tích cực. Tuy nhiên, các DN thủy sản đã và đang kiên trì đi theo mục tiêu của mình đó là nâng cao chất lượng, giá cả cạnh tranh, đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối. “Dù chính quyền Hoa Kỳ có bảo hộ thương mại thì người mua hàng vẫn cần những sản phẩm chất lượng với giá cạnh tranh” - ông Hòe nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều DN cũng cho rằng, Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cần quan tâm phát triển thương mại bền vững, công bằng, đưa vấn đề giải quyết các tranh chấp tại WTO một cách thấu đáo trong sự phối hợp chặt chẽ của DN và các bộ ngành liên quan. Các DN cũng cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để thể hiện rõ thiện chí, năng lực của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ thương mại.

Các DN xuất khẩu cũng có nhiều cách tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như thành lập DN ngay tại thị trường Hoa Kỳ, thuê nhân viên người Hoa Kỳ có kinh nghiệm bán hàng cho các hệ thống phân phối Hoa Kỳ, có sự lựa chọn hệ thống phân phối cho phù hợp ngay tại thị trường này.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trường Đỗ Thắng Hải đánh giá cao định hướng phát triển của nhiều nhà xuất khẩu của Việt Nam khi đã xác định được chiến lược đúng đắn để tìm kiếm cơ hội ở những phân khúc thị trường phù hợp, từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang thị trường Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác.

Đây cũng là nền móng vững chắc để các DN Việt Nam khác mạnh dạn đầu tư, xuất khẩu và tìm kiếm cơ hội trên thị trường thế giới. “Bộ Công Thương khuyến khích các DN Việt Nam cùng nhau phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ, thông qua đó mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa Việt Nam, Bộ Công Thương luôn sẵn sàng hỗ trợ DN trong tiến trình này. Bên cạnh đó cũng mong muốn và kêu gọi DN chủ động nghiên cứu nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ các máy móc, thiết bị, công nghệ cao phù hợp, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Ngọc Thảo - Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động